• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Tổng quan chi tiết về mã số mã vạch trên sản phẩm

Mã số mã vạch trên sản phẩm đã không còn xa lạ với mọi người, nó là một trong những tiêu chí đánh giá và đưa chi tiết thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng. Ngoài ưu điểm của mã số mã vạch là để tăng thêm sự tin tưởng từ người dùng mà còn giúp cho doanh nghiệp quản lý sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ cách xem và đọc mã số mã vạch trên sản phẩm như thế nào. Bài viết dưới đây, Luật Bistax chia sẻ chi tiết tổng quan về mã số mã vạch.

Mã số mã vạch trên sản phẩm là gì?

Mã số mã vạch trên sản phẩm
Mã số mã vạch trên sản phẩm

Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị máy quét có thể đọc được.

Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.

Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.

Mã số mã vạch được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/vận chuyển.

Ứng dụng của mã số mã vạch trên sản phẩm

Có thể thấy việc in mã số mã vạch trên sản phẩm đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người tiêu dùng. Việc ứng dụng của mã số mã vạch được áp dụng phù hợp cho các lĩnh vực ngành nghề như:

Ứng dụng trong kinh doanh, sản xuất, phân phối hàng hoá

Đăng ký mã vạch sản phẩm sẽ hiện đại hoá quy trình vận hành và giúp doanh nghiệp trong việc:

    • Kiểm kê được hàng hoá.
    • Quản lý dòng sản phẩm.
    • Tra cứu nguồn gốc sản phẩm tránh hàng giả hàng nhái
    • Kiểm soát được sản phẩm trên thị trường.
    • Tăng năng suất phục vụ khách hàng, bán hàng tự động
    • Dễ dàng quản lý công việc nhập kho, hàng tồn kho nhanh chóng, thuận tiện tránh nhầm lẫn.

Ứng dụng trong ngành y tế

Ngày nay, các bệnh việc đã và đang ứng dụng việc quản lý hồ sơ bệnh nhân bằng cách quét mã số mã vạch được dán trên sổ bệnh án. Giúp hạn chế các ghi chép thủ công, giảm bớt quá tải trong bệnh viện.

Đưa sản phẩm vào siêu thị, trung tâm thương mại

Siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng đều quản lý toàn bộ sản phẩm qua hệ thống MSMV. Do đó, doanh nghiệp muốn được phân phối hàng hoá vào các hệ thống này thì bắt buộc phải đăng ký MSMV và in lên sản phẩm của mình.

Có thể thấy rằng, ứng dụng của mã số mã vạch là rất lớn cho doanh nghiệp hiện nay. Mã vạch giống như một “Chứng minh thư” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

Các loại mã số mã vạch

Thế giới đã thống nhất chuẩn hóa hệ thống mã vạch toàn cầu với tên gọi GS1 vào tháng 2 năm 2005. GS1 Việt Nam là thành viên chính thức của GS1 quốc tế và được cấp đầu mã số quốc gia là 893. Đây là tổ chức quản lý mã số mã vạch của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Các loại mã số GS1 gồm:

  • Mã địa điểm toàn cầu GLN;
  • Mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
  • Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
  • Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ;

Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1 gồm:

  • Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
  • Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
  • Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…
  • Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được.

Cách đọc mã số mã vạch trên sản phẩm

Cách đọc mã số sản phẩm:

Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:

  • Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;
  • Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;
  • Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;
  • Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).

Cách đọc mã vạch:  Dùng máy quét mã vạch

Cấu trúc các mã phân định của GS1

Cấu trúc các mã phân định của GS1
Cấu trúc các mã phân định của GS1

Chú giải mầu lần lượt theo bảng mẫu như sau:

Đỏ: Số kiểm tra;

Xanh thẫm: dạng chữ số;

Xanh da trời: dạng chữ cái và chữ số

Xanh lá cây: Bắt đầu Mã doanh nghiệp GS1

Đen: Số chèn (số 0)

Xám: Số mở rộng/ số chỉ

<<< vị trí bắt đầu thay đổi

>>> độ dài có thể thay đổi

< = nhỏ hơn hoặc bằng

n = số vị trí có thể thay đổi

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top