Cập nhật lần cuối: 13/09/2024.
Khi nhắc đến những ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư tại Việt Nam không thể không nhắc đến ngành sản xuất hàng may mặc. Có lẽ là bởi sản phẩm của ngành hàng này luôn chiếm tỉ lệ cao trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty ngành sản xuất hàng may mặc và đã gặt hái được những thành công nhất định. Chính vì vậy, trong bài viết lần này, Luật Bistax xin hướng dẫn quý khách hàng về thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018
1. Mã ngành nghề kinh doanh sản xuất hàng may mặc
Mã ngành nghề may mặc được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Dưới đây là hệ thống một số ngành kinh tế cấp 4 nhóm mã ngành nghề hàng may mặc mà Quý khách hàng có thể tham khảo, bao gồm:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Sản xuất sợi | 1311 |
2. | Sản xuất vải dệt thoi | 1312 |
3. | Hoàn thiện sản phẩm dệt | 1313 |
4. | Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác | 1391 |
5. | Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) | 1392 |
6. | Sản xuất thảm, chăn đệm | 1393 |
7. | Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu | 1399 |
8. | May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) | 1410 |
9. | Sản xuất sản phẩm từ da lông thú | 1420 |
10. | Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc | 1430 |
11. | Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú | 1511 |
13. | Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép | 4641 |
14. | Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: – Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt – Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép | 4669 |
15. | Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh | 4751 |
16. | Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh | 4771 |
2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng may mặc
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty sản xuất hàng may mặc bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
- Giấy ủy quyền (nếu có).
(Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Bước 2: Hình thức nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, bạn nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện.
- Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi có thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn mang Giấy biên nhận tiếp nhận hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả hoặc đăng ký dịch vụ chuyển phát bưu điện liên kết với Phòng đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất hàng may mặc với mục đích xuất khẩu thì cần phải đảm bảo các điều kiện về kinh doanh xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Dịch vụ làm thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Bistax
Khi đến với dịch vụ làm giấy phép thành lập công ty tại Luật Bistax, khách hàng chỉ cần cung cấp:
- CMND/CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật và các thành viên/cổ đông công ty (nếu có)
- Thông tin dự thảo về: tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, loại hình doanh nghiệp
Qui trình thủ tục làm giấy phép kinh doanh tại Luật Bistax như sau:
1. Luật Bistax sẽ tư vấn kỹ (miễn phí) các thủ tục cần thiết trước khi thành lập công ty
2. Ký hợp đồng dịch vụ giữa Luật Bistax và khách hàng
3. Soạn thảo hồ sơ
4. Trình ký hồ sơ tận nơi
5. Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh
6. Giao hồ sơ và thanh lý kết thúc hợp đồng.
7. Tư vấn miễn phí các thủ tục cần thiết sau khi có giấy phép kinh doanh
Hãy tham khảo ngay dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Luật Bistax. Chúng tôi sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, giải quyết được các hồ sơ khó. Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!