Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Mã ngành kinh doanh sản xuất phần mềm – Điều kiện & Thủ Tục

Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.

Ngành kinh doanh sản xuất phần mềm là một trong những ngành được nhà nước ưu đãi nhằm khuyến khích nhiều nhân tài phát triển lĩnh vực CNTT. Tìm hiểu những thông tin về mã ngành kinh doanh sản xuất phần mềm cũng như tìm hiểu về các điều kiện và thủ tục thành lập công ty sẽ giúp cho bạn hiểu rõ và đảm bảo thực hiện đúng với những qui định của pháp luật.

Các ưu đãi cho công ty kinh doanh ngành sản xuất phần mềm

Cơ chế ưu đãi thuế, miễn thuế cho doanh nghiệp liên quan đến phần mềm được nhà nước đặc biệt quan tâm. Theo điều 4 khoản 21 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

  • Tất cả các doanh nghiệp làm dịch vụ phần mềm đều viết hóa đơn GTGT 0% và sẽ không bị thu thuế GTGT cho sản phẩm của mình.

Ưu đãi thuế Doanh nghiệp sản xuất phần mềm được thông tin chi tiết như sau:

Đối với các dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật, được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Cụ thể:

– Nếu là doanh nghiệp sản xuất phần mềm:

Kể từ khi thành lập được áp dụng thuế suất thuế TNDN từ hoạt động sản xuất phần mềm như sau:

+ Từ năm 1 đến năm 4: Doanh nghiệp được miễn thuế TNDN từ hoạt động sản xuất phần mềm.

+ Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với mức thuế ưu đãi là 10%, như vậy doanh nghiệp sản xuát phần mềm chỉ phải nộp 5%  thuế TNDN đối với hoạt động sản xuất phần mềm.

+ Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Áp dụng mức thuế suất 10% đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh phần mềm.

– Từ năm 16 trờ đi: Nộp thuế TNDN như DN bình thường (Từ năm 2016 trờ đi là 20%)

– Nếu là doanh nghiệp mua/bán phần mềm thì không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN như trên.

Điều kiện kinh doanh ngành sản xuất phần mềm

Mã ngành kinh doanh sản xuất phần mềm
Mã ngành kinh doanh sản xuất phần mềm

Ngoài những ưu đãi trên thì kinh doanh ngành sản xuất phần mềm lại không thuộc ngành kinh doanh có điều kiện. Vì thế, việc thành lập công ty kinh doanh ngành này khá đơn giản:

♦ Có giấy phép kinh doanh về lĩnh vực ngành đăng ký

♦ Chủ thể kinh doanh không cần có trình độ hay tín chỉ chuyên môn đều được

♦ Sản phẩm phần mềm được sản xuất nằm trong danh mục sản phẩm phần mềm do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;

♦ Quy trình sản xuất phần mềm phải thông qua 7 bước sau:

  1. Xác định yêu cầu.
  2. Phân tích và thiết kế.
  3. Lập trình, viết mã lệnh.
  4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.
  5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm.
  6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm.
  7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

Cập nhật Mã ngành kinh doanh sản xuất phần mềm mới nhất hiện nay

Với ngành công nghệ phần mềm, có 6 mã ngành sau :

  1. Mã ngành 5820: Sản xuất phần mềm
  2. Mã ngành 4651: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
  3. Mã ngành 6201: Lập trình máy vi tính
  4. Mã ngành 6311: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
  5. Mã ngành 6209: Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
  6. Mã ngành 4741: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

Một số lưu ý khi chọn Mã ngành sản xuất phần mềm:

Mã ngành 5820 Xuất bản phần mềm

Nhóm này gồm:

– Xuất bản các phần mềm làm sẵn (không định dạng) như: Hệ thống điều hành; kinh doanh và
các ứng dụng khác; chương trình trò chơi máy vi tính.

– Xuất bản và phát hành các trò chơi điện tử trực tuyến.

Loại trừ:

– Tái sản xuất phần mềm được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi các loại);

– Bán lẻ phần mềm không định dạng được phân vào nhóm 4741 (Bán lẻ máy vi tính, thiết bị
ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Sản xuất phần mềm nhưng không nhằm để xuất bản được phân vào nhóm 62010 (Lập trình
máy vi tính);

– Cung cấp trực tuyến phần mềm (ứng dụng và cung cấp các dịch vụ ứng dụng) được phân vào
nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan)

Thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm

Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất phần mềm

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty sản xuất phần mềm
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên (phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp hoặc Danh sách cổ đông nếu thành lập công ty cổ phần)
  • Các giấy chứng nhận sau : Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên ( tất cả giấy tờ liên quan phải sao y công chứng)

Bước 2: Nộp hồ sơ – nhận kết quả – đăng bố cáo doanh nghiệp

  • Hồ sơ hoàn tất được nộp về Phòng đăng ký kinh doanh – Thuộc sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thành Phố nơi đặt trụ sở công ty
  • Sau 5 đến 7 từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo nhận kết quả hoặc bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đúng
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty phần mềm
  • Đóng lệ phí và đăng bố cáo doanh nghiệp lên trang thông tin điện tử quốc gia.Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Chuẩn bị thủ tục còn lại trước khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động:

  • Khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư của Tỉnh Thành Phố
  • Khai thuế ban đầu đối với công ty phần mềm và nộp tờ khai, lệ phí môn bài
  • Tiến hành đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn
  • Treo biển hiệu công ty theo địa chỉ đăng ký doanh nghiệp
  • Mở tài khoản doanh nghiệp

Xem thêm: Hồ sơ, Thủ tục và điều kiện Thành lập công ty phần mềm

Trên đây, là những thông tin chia sẽ về ngành nghề kinh doanh sản xuất phần mềm. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, bạn có thể để lại nội dung tư vấn vào phần bình luận hoặc các khung tư vấn khác. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn bạn thành lập công ty ngành nghề này một cách nhanh chóng.

Luật Bistax là đơn vị tại TPHCM chuyên tư vấn thủ tục dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM. Khi thực hiện dịch vụ tại Luật Bistax, khách hàng chỉ cần chuẩn bị CMND/CCCD/hộ chiếu. Mọi thủ tục còn lại đã có Luật Bistax lo.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Bistax:

  • Tư vấn kỹ về điều kiện ngành nghề kinh doanh gas theo qui định hiện hành
  • Tư vấn cách chọn loại hình kinh doanh phù hợp
  • Tư vấn các nghĩa vụ báo cáo thuế sau khi thành lập
  • Giá ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ đi kèm: dịch vụ kế toán, thiết bị chữ ký số, hoá đơn điện tử….

Trên đây là những liệt kê về mã ngành kinh doanh sản xuất phần mềm, để có thể thành lập công ty cho ngành nghề này một cách nhanh chóng, bạn có thể liên hệ ngay đến hotline 07777 23283 hoặc các kênh hỗ trợ trực tuyến trên website.

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang