Hạn chế rủi ro khi thành lập công ty mà bạn cần nên biết để tránh phải những nguy cơ gây khó khăn trong quá trình hoạt động phát triển của công ty. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khi thành lập công ty sẽ có những rủi ro gì? và cách khắc phục cũng như hạn chế rủi ro ấy ra sao?
Tóm tắt nội dung
ToggleNhững rủi ro thường gặp khi thành lập công ty
Rủi ro khi sử dụng nguồn vốn đầu tư không đúng cách
Sử dụng nguồn vốn đầu tư không đúng cách, không xoay vòng đồng vốn kịp thời, làm thiếu hụt vốn. Tất nhiên, việc sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, làm cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái bế tắc… đây là một rủi ro thường hay xảy ra. Để hạn chế rủi ro này, doanh nghiệp cần lên kế hoạch sử dụng vốn cụ thể và chính xác nhất.
Rủi ro khi hợp tác kinh doanh
Khi khởi nghiệp bằng cách “hùn hạp kinh doanh” với các cộng sự thường là thỏa thuận dân sự và không có hợp đồng rõ ràng, nói miệng sơ sài nên khi xảy ra các xung đột liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích… sẽ không có cơ sở để giải quyết.
Rủi ro xung đột giữa các chủ sở hữu
Rủi ro về thuế, kế toán
Cách hạn chế rủi ro khi thành lập công ty mà bạn cần nên biết
Lựa chọn mô hình công ty phù hợp
Chọn đúng loại hình kinh doanh sẽ giúp hạn chế rủi ro khi thành lập công ty. Khi chọn đúng loại hình kinh doanh, nó sẽ giúp hạn chế các rủi ro sau:
- Hạn chế trách nhiệm vô hạn với tài sản của cá nhân thành lập công ty
- Hạn chế tranh chấp về quyền quản lý và trách nhiệm chồng chéo trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
- Hạn chế rủi ro góp vốn và chia sẻ lợi nhuận
Đăng ký vốn điều lệ phù hợp
Đăng ký quá thấp vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Vào thời điểm đó, doanh nghiệp phải vay thêm vốn lưu động để trang trải chi phí hoạt động của công ty. Từ đó, có các giao dịch liên quan, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp.
Ngoài ra, đăng ký quá ít vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng ký hợp đồng với giá trị lớn hơn vốn điều lệ. Qua đó, mất cơ hội kinh doanh.
Đăng ký vốn điều lệ quá cao so với tiềm năng thực tế của doanh nghiệp sẽ vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì đây là hành vi bị cấm theo luật doanh nghiệp năm 2020.
Ngoài ra, khi vốn đăng ký quá cao, vượt xa khả năng tài chính thực sự của doanh nghiệp, sẽ làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp khi xảy ra sự cố bất ngờ.
Đối với các cá nhân đã có kinh nghiệm trong việc mở công ty, việc đăng ký 1 số vốn điều lệ phù hợp với dự định kinh doanh luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Không hoạt động các ngành nghề, sản phẩm bị cấm kinh doanh
Một trong những điều cần biết trước khi thành lập công ty là về các ngành nghề và sản phẩm bị cấm kinh doanh tại Việt Nam, hãy lưu ý kỹ để tránh những thiệt hại và sai sót không đáng có. Danh sách ngành nghề, sản phẩm bị cấm kinh doanh bao gồm:
- Sản phẩm là chất nổ, chất phóng xạ, chất độc.
- Ma túy
- Vũ khí, đạn, quân trang quân dụng và các phương tiện kỹ thuật quân sự khác.
- Cờ bạc, cá độ.
- Mại dâm, tổ chức mai dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Hiện vật thuộc di tích lịch sử, cấm khai thác.
- Hóa chất độc hại, hóa chất cấm.
- Sản phẩm có tính kích thích phản động, mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến việc giáo dục nhân cách.
- Động, thực vật hoang dã, quý hiếm đang được bảo tồn, động vật trong sách đỏ.
- Đồ chơi, vật dụng có hại trong quá trình giáo dục nhân cách, sức khỏe, an ninh trật tự xã hội.
- Môi giới hôn nhân trong và ngoài nước.
Tuân thủ đóng thuế, kế toán đầy đủ
Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế sau:
Thuế môn bài
Sau khi thành lập, công ty phải nộp thuế môn bài cho nhà nước. Mức thuế sẽ căn cứ theo số vốn điều lệ của công ty như sau:
- Vốn điều lệ công ty trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ
- Vốn điều lệ công ty dưới 10 tỷ: 2.000.000 VNĐ
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh,…: 1.000.000 VNĐ
Doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm thì phải đóng 100% thuế môn bài.
Doanh nghiệp thành lập 6 thàng cuối năm thì đóng 50% thuế môn bài.
Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài trong:
– 10 ngày sau khi nhận giấy đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh.
– 30 ngày kể từ ngày nhận giấy đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là: 0%; 5%; 10%
Có 2 phương pháp tính thuế:
Phương pháp tính trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó
Phương pháp tính khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động có lợi nhuận thì có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệ cho nhà nước.
Thuế suất của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, dao động từ 20 – 25% doanh thu. Tuy nhiên 1 số ngành như giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường: 10%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thuế suất (%) * doanh thu
Thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp khi thuê lao động và chi trả thu nhập cho người lao động, có thực hiện khấu trừ thuế phải có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
Thu nhập chịu thuế của cá nhân lao động trong doanh nghiệp gồm:
- Tiền lương, tiền công
- Trợ cấp, phụ cấp (trừ 1 số trường hợp theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân 2007)
- Tiền thù lao lao động nhận dưới các hình thức
- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, …
Phần trăm thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
- Dưới 5 triệu/ tháng: 5%
- Từ 5 – 10 triệu/ tháng: 10%
- Từ 10 – 18 triệu/ tháng: 15%
- Từ 18 – 32 triệu/ tháng: 20%
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất
Tuy nhiên cá nhân được giảm trừ gia cảnh: 9.000.000 VNĐ/ người/ tháng với bản thân và 3.600.000 VNĐ/ người/ tháng với người phụ thuộc.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể phải đóng thuế vãng lai, thuế hải quan, … tùy theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh.