• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Cách đăng ký kinh doanh mã ngành nghề sản xuất hàng gốm sứ

Ngành gốm sứ là một trong ngành nghề truyền thống của nước ta. Ngày nay, với công nghệ phát triển, ngành nghề gốm sứ đã được công nghiệp hoá so với sản xuất thủ công trước đây. Vì thế, đây có thể coi là một trong những ngành nghề tiềm năng phát triển thu hút nhiều khởi nghiệp. Nếu bạn đang hứng thú với ngành nghề này, thì mời bạn xem qua cách đăng ký kinh doanh mã ngành nghề sản xuất hàng gốm sứ.

Những lưu ý cần nắm khi mở công ty ngành nghề sản xuất đồ gốm sứ:

Để có thể mở công ty làm đồ gốm sứ thì cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị những thông tin, thủ tục, hồ sơ sau:

Tên công ty:

Bạn cần phải đặt một cái tên riêng tiếng Việt cho công ty làm đồ gốm sứ với công thức là loại hình + tên riêng. Công ty nên tra cứu tên doanh nghiệp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh đặt tên trùng với tên doanh nghiệp có sẵn trước đó. Đồng thời bạn cũng không được đặt tên doanh nghiệp bằng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị …hay tên có sử dụng từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục,…

Loại hình doanh nghiệp:

việc lựa chọn một loại hình sao cho phù hợp với hoạt động công ty mà bạn định hướng cũng như số thành viên góp vốn là điều rất cần thiết. Bạn có thể lựa chọn một trong những loại hình sau cho công ty của mình: công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh.

Mã Ngành nghề kinh doanh để sản xuất hàng gốm sứ:

Để được hoạt động kinh doanh sản xuất hàng gốm sứ thì các chủ thể cần đăng ký những ngành nghề sau:

STT TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH
1 Sản xuất sản phẩm chịu lửa 2391
2 Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét 2392
3 Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác 2393
4 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét 0810
5 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn hàng gốm, sứ, thủy tinh
4649
6 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663

Những ngành nghề trên đều là những ngành nghề không có điều kiện kinh doanh nên bạn chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh là có thể hoạt động mà không cần phải làm thêm bất kỳ thủ tục xin giấy phép nào khác.

Vốn điều lệ:

vốn điều lệ không có giới hạn tối đa nên bạn có thể tùy ý lựa chọn số vốn của doanh nghiệp bạn mong muốn. Tuy nhiên, vốn điều lệ là căn cứ để kê khai và đóng thuế môn bài và là một trong những yếu tố để ngân hàng xem xét cho doanh nghiệp bạn vay nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi kê khai vốn điều lệ doanh nghiệp.

Người đại diện:

Công ty sản xuất hàng gốm sứ cần có người đại diện phù hợp, người đại diện cần có đủ năng lực, trách nhiệm, kiến thức để đảm nhiệm vị trí này. Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của công ty là một vị trí rất quan trọng, là người chịu trách nhiệm về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, công ty phải cung cấp thông tin cá nhân kèm theo chức danh của người đại diện. Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người được doanh nghiệp thuê thì cần cung cấp thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.

Trụ sở công ty:

Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể

Thủ tục đăng ký kinh doanh mã ngành nghề sản xuất hàng gốm sứ

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết

Để thành lập công ty làm đồ gốm sứ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    • Dự thảo điều lệ công ty
    • Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
    • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật: chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…Ngoài ra, nếu người đại diện được doanh nghiệp thuê thì cần cung cấp thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
    • Giấy ủy quyền (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty của mình.

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy đã scan khi nộp qua mạng. Để có thể đăn ký doanh nghiệp trực tuyến thì doanh nghiệp cần phải chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.

Sau khi nộp xong hồ sơ, sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ hẹn thời gian bạn có thể nhận kết quả. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.

Lưu ý:

  • Hiện nay, Hà Nội, TPHCM yêu cầu bắt buộc phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng. Những trường hợp nộp trực tiếp sẽ bị từ chối.
  • Lệ phí đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng/ lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh còn đối với đăng ký qua mạng sẽ được miễn phí.
Bước 3: Nhận kết quả

Khi đến nhận kết quả tại Bộ phận một cửa vào ngày ghi trên giấy hẹn, và sẽ có hai trường hợp xảy ra với bạn:

  • Thứ nhất, hồ sơ của bạn hợp lệ thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế do cơ quan thuế cấp. Sau đó, bạn thực hiện các bước tiếp theo.
  • Thứ hai, hồ sơ của bạn không hợp lệ thì bạn sẽ nhận được văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận kèm theo hướng dẫn để bạn sửa chữa, bổ sung hồ sơ. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa hồ sơ thì bạn có thể quay lại Bước 2.
Bước 4: Thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:

    • Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
    • Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khắc con dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc con dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định pháp luật.
    • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. (lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng)
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top