Cập nhật lần cuối: 30/01/2024.
Các cá nhân hay đầu tư nước ngoài khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, đều đặc biệt cần quan tâm đó là đóng thuế doanh nghiệp. Thuế doanh nghiệp phải nộp tuỳ theo lĩnh vực hoạt động ngành nghề. Luật Bistax tập hợp một số loại thuế chính mà doanh nghiệp sau khi thực thành lập phải thực hiện các loại thuế sau đây.
Tóm tắt nội dung
ToggleCác loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024
- Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký), vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng nộp 2tr/năm, từ 10 tỷ trở lên là 3tr/năm;
- Thuế giá trị gia tăng (theo cân đối đầu ra, đầu vào của công ty từ 0-10%. Tuy nhiên, ngày 29/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV trong đó có nội dung giảm 2% thuế GTGT cho năm 2024.Theo đó, Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15 trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến hết 30/6/2024 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty);
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);
- Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).
Như vậy, nếu Chính phủ tiếp tục giảm thuế môn bài cho năm đầu tiên đối với doanh nghiệp được thành lập mới năm 2024. Thì doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên và thuế thu nhập đặc biệt.
Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế ở đâu?
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số những nơi nộp thuế dưới đây:
- Nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước;
- Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
- Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng;
- Thực hiện giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.
Cách tính các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hằng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Khoản phí dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư đăng ký, trong giấy đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc dựa trên doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Dựa theo Nghị Định số 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP về việc hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài:
- Thời hạn thực hiện kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong trường hợp Doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất 30 ngày tính kể kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp
- 2 triệu đồng/năm: đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu từ 10 tỷ đồng trở xuống.
- 3 triệu đồng/năm: đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu trên 10 tỷ đồng.
- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác lệ phí môn bài: 1 triệu đồng/năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế, bao gồm các khoản sau: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) X (Thuế suất).
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Cá khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển).
- Thuế suất: Từ ngày 01/01/2016. Mức thuế suất tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhìn chung là 20%. (Trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng tại Việt Nam thì mức thuế suất là từ 32% – 50%). Ngoài ra, đối với một số ngành nghề ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề đó thì mức thuế suất có thể là 10% (Các ngành nghề ưu đãi thuế suất được chính phủ quy định của thể tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
Thuế thu nhập cá nhân
Đây là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Thuế suất thuế TNCN được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012 và 2014
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng được tính theo hai phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp
- Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
- Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó
Thuế suất thuế GTGT được tính theo các mức: 0%, 5%,8%, 10% tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh sẽ có mức thuế suất tương ứng.
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.
Công thức tính thuế xuất nhập khẩu
- Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu X Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị X Thuế suất thuế xuất nhập khẩu.
- Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối: Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu X Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị.
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên có thể được hiểu là một loại thuế gián thu mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội.
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt*Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt