Cập nhật lần cuối: 29/08/2024.
Để đảm bảo nguồn thức ăn sạch và sức khỏe của gia súc, gia cầm và cả con người, một số chất cấm không được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Những sản phẩm chăn nuôi chứa các chất cấm có thể là nguồn gốc tiềm tàng của các tác nhân gây bệnh, kháng thuốc, và gây tác động tiêu cực đến môi trường. Sau đây là cập nhật danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.
Tóm tắt nội dung
ToggleMức xử phạt khi sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP thì quy định xử phạt vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một biện pháp nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Theo đó, những hành vi vi phạm sẽ chịu mức phạt tài chính cụ thể như sau:
– Khi phát hiện hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi vượt quá mức truy cứu trách nhiệm hình sự, vi phạm này sẽ bị xử phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã bị cấm nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong trường hợp hành vi này đạt mức truy cứu trách nhiệm hình sự, mức phạt tài chính được quy định cụ thể là từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng cho mỗi chất cấm trong chăn nuôi.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được xác định như sau:
– Trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này, buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh. Nếu không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng, thì buộc tiêu hủy những lô thức ăn chăn nuôi đó.
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 của Điều này, buộc tiêu hủy cả chất cấm lẫn các vật nuôi đã sử dụng chất cấm.
Danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
Các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi bao gồm các chất sau:
TT | Tên hóa chất |
1 | Carbuterol |
2 | Cimaterol |
3 | Clenbuterol |
4 | Chloramphenicol |
5 | Diethylstilbestrol (DES) |
6 | Dimetridazole |
7 | Fenoterol |
8 | Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran |
9 | Isoxuprin |
10 | Methyl-testosterone |
11 | Metronidazole |
12 | 19 Nor-testosterone |
13 | Salbutamol |
14 | Terbutaline |
15 | Stilbenes |
16 | Melamine (Với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/ kg) |
17 | Bacitracin Zn |
18 | Carbadox |
19 | Olaquindox |
20 | Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8-klmna]acridine-8,16- dione. |
21 | Vat Yellow2 (tên gọi khác: Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2; danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d’]bisthiazole-6,12-dione. |
22 | Vat Yellow3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân tử: C28H18N2O4; danh pháp: N,N’-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide. |
23 | Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone); công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14-Dibenzpyrenequinone. |
24 | Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử: C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N-dimethylbenzenamine] và các dẫn xuất của Auramine. |
25 | Cysteamine |
Xem thêm:
Điều kiện mới nhất về kinh doanh ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
Mã ngành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản
Tư vấn cách Thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi