Kinh doanh vận tải là một trong những lĩnh vực quan trọng, đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia. Để hoạt động trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành nghề phù hợp và đảm bảo các giấy phép bắt buộc theo quy định. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mã ngành nghề kinh doanh vận tải mới nhất và các giấy phép cần thiết.
Tóm tắt nội dung
ToggleMã ngành nghề kinh doanh vận tải
Theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (đã được cập nhật theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg), kinh doanh vận tải bao gồm nhiều mã ngành nhỏ với đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số mã ngành nghề liên quan:
Nhóm ngành vận tải hàng hóa
- 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Nhóm ngành vận tải hành khách
- 4920: Vận tải bằng xe buýt
- 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
- 4932: Vận tải hành khách đường bộ khác. Chi tiết:- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
Nhóm ngành bổ trợ cho vận tải
- 5210: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
- 5221: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ
- 5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết:– Gửi hàng;– Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không;
– Giao nhận hàng hóa;
– Thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn;
– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay
– Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không;
– Môi giới thuê tàu biển và máy bay;
– Hoạt động liên quan khác như: bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hoá
>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách
Các giấy phép cần có để hoạt động kinh doanh vận tải
Khi hoạt động trong lĩnh vực vận tải, doanh nghiệp cần đảm bảo các giấy phép sau:
1. Giấy phép kinh doanh vận tải
- Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô:
- Được cấp bởi Sở Giao thông Vận tải.
- Điều kiện cấp giấy phép bao gồm: doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, đầy đủ xe có giấy tờ hợp lệ và tài xế đã qua đào tạo.
- Giấy phép kinh doanh vận tải đường biển:
- Doanh nghiệp cần đăng ký và được cấp phép bởi Cục Hàng hải Việt Nam.
- Điều kiện bao gồm: tàu biển đầy đủ chứng nhận kỹ thuật, nhân lực đã qua đào tạo.
2. Giấy đăng ký xe và bảo hiểm
- Giấy đăng ký xe: Tất cả các phương tiện kinh doanh phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký xe.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải mủ bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3. Giấy phép liên quan đến nhân lực
- Chứng chỉ hành nghề lái xe: Tài xế cần phải có giấy phép lái xe đúng hạng.
- Chứng nhận nghiệp vụ vận tải: Đối với nhân viên quản lý và điều hành.
Xem thêm: Điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô
Quy trình đăng ký và xin giấy phép hoạt động kinh doanh vận tải
Bước 1: Đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp cần đăng ký thành lập tại Sở Kế hoạch Đầu tư với mã ngành nghề phù hợp.
Bước 2: Hoàn thiện các giấy tờ xe
Xe kinh doanh cần được đăng ký, kiểm định an toàn kỹ thuật và mua bảo hiểm.
Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh vận tải
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại cơ quan nhà nước liên quan.
Bước 4: Triển khai hoạt động
Sau khi được cấp giấy phép, doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vận tải yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định về mã ngành nghề và các giấy phép cần thiết. Việc hiểu rõ quy trình đăng ký và hoàn thiện hồ sơ giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động hợp pháp và đáp ứng nhu cầu phát triển bên vững.
Nếu bạn cần tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, bạn có thể liên hệ đến dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Luật Bistax qua hotline 0777723283.
Tham khảo thêm:
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh vận tải biển
Tư vấn thành lập công ty giá rẻ tại TPHCM
Tư vấn mở doanh nghiệp FDI năm 2024 tại Việt Nam