Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Cập nhật quy định mới về điều kiện kinh doanh điện mặt trời

Cập nhật lần cuối: 22/11/2024.

Điện mặt trời là điện được sản xuất từ các tấm quang điện theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng. Hiện nay, kinh doanh điện mặt trời đang được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm với mong muốn tìm kiếm nguồn lợi nhuận và góp phần tạo ra nguồn năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Kinh doanh điện mặt trời có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không và cần đáp ứng những điều kiện gì là thắc mắc của nhiều người? Bài viết sau sẽ giúp quý khách hàng nắm được các qui định và điều kiện kinh doanh điện mặt trời để chủ động hơn cho việc đầu tư, kinh doanh.

Xem thêm: Mã ngành sản xuất điện năng lượng mặt trời

Kinh doanh điện mặt trời có cần phải đăng ký giấy phép?

Kinh doanh điện mặt trời không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và thuộc trường hợp được miễn giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của Bộ Công thương.

Đối với ngành, nghề kinh doanh điện mặt trời, khi tiến hành kinh doanh thì hộ gia đình có thể tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc không cần đăng ký kinh doanh khi doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. Cụ thể:

“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Theo thông tin tổng hợp từ EVN, đa số các hộ gia đình kinh doanh điện mặt trời hiện nay có doanh thu bán điện cho EVN rất thấp, dao động trong khoảng 1 triệu – vài chục triệu/năm. Vì vậy, hầu hết các hộ gia đình kinh doanh điện mặt trời không thực hiện đăng ký giấy phép. Căn cứ để xác định mức doanh thu 100 triệu đồng trở xuống trên năm dựa theo Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh điện năng lượng mặt trời

Điều kiện kinh doanh điện mặt trời
Điều kiện kinh doanh điện mặt trời

Đối với dự án điện mặt trời nối lưới (hòa lưới)

Những điều kiện chủ đầu tư cần lưu ý để có thể kinh doanh diện năng lượng mặt trời nối lưới (hòa lưới):

  • Chủ đầu tư điện mặt trời chỉ được lập dự án đầu tư có trong bản quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Hoặc nằm trong bản quy hoạch phát triển về điện lực cấp Quốc gia, cấp tỉnh được phê duyệt.
  • Nội dung dự án đầu tư điện mặt trời cần phải tuân thủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và một số yêu cầu sau:
    • Đánh giá chính xác những ảnh hưởng của phương án đấu nối dự án điện mặt trời đối với điện nằm trong khu vực.
    • Sở hữu thiết bị kết nối với hệ thống SCADA hoặc cung cấp thông tin điều độ nhằm đảm bảo thông tin dự báo sản lượng điện được phát theo giờ đến cơ quan điều độ quyền điều khiển.
  • Tỷ lệ vốn của chủ sở hữu các dự án điện mặt trời nối lưới không thấp hơn 20%/tổng mức đầu tư.
  • Diện tích sử dụng đất không được phép vượt quá 1.2 ha/1MWp.

Đối với dự án điện mặt trời mái nhà

Chủ đầu tư cần lưu ý những điều kiện sau để có thể kinh doanh diện năng lượng mặt trời trên mái nhà:

  • Dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất nhỏ hơn 1 MW: Chủ đầu tư đăng ký đấu nối với doanh nghiệp điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc TW những thông tin chính gồm: Thông số kỹ thuật của pin quang điện, công suất dự kiến, thông số bộ biến đổi điện xoay chiều. Nếu muốn đảm bảo an toàn cho điện lưới, bộ biến đổi điện từ 1 chiều sang xoay chiều cần có chức năng chống hòa lưới khi lưới không có điện. Đồng thời, đảm bảo các tiêu chuẩn về tần số và điện áp theo quy định.
  • Đối với dự án điện mặt trời mái nhà, công suất lớn hơn hoặc bằng 1 MW. Chủ đầu tư cần thực hiện một số thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và điện lực theo quy định.
  • Thường công ty điện lực tỉnh nhà sẽ phối hợp với nhà đầu tư để lắp đặt công tơ 2 chiều và ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ cụ thể. Ngoài ra, còn ghi nhận về sản lượng điện mặt trời sản xuất mỗi tháng. Chi phí đầu tư công tơ điện 2 chiều sẽ do công ty điện lực tỉnh nhà chi trả.
  • Những dự án điện mặt trời trên mái nhà cần phải áp dụng bản hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định.

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh điện mặt trời

Tùy theo nhu cầu đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp mà chuẩn bị các thông tin cần thiết. Để hoạt động kinh doanh đơn giản, thuận tiện cho việc kinh doanh điện mặt trời tìm kiếm thêm nguồn thu nhập thì hộ gia đình nên đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện. Riêng đối với trường hợp có nhu cầu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh điện mặt trời từ nhóm các cá nhân, tổ chức thì nên đăng ký theo mô hình doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để việc góp vốn, phân chia lợi nhuận được rõ ràng, hiệu quả. Ngành, nghề kinh doanh điện mặt trời cũng tương tự như những ngành, nghề kinh doanh không có điều kiện khác, chỉ cần đáp ứng các điều kiện cơ bản về đăng ký tên hộ/tên doanh nghiệp, có địa chỉ rõ ràng và có người đại diện của hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp.

Để có thể đăng ký giấy phép kinh doanh điện mặt trời một cách nhanh chóng và hiệu quả, chủ đầu tư có thể tham khảo trình tự các bước như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đã chuẩn bị tại phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện.
  • Bước 2: Người đại diện kê khai thông tin theo pháp luật, sau đó tải văn bản điện tử rồi ký số vào bản hồ sơ đăng ký điện tử và cuối cùng là thanh toán lệ phí tại mạng điện tử theo quy trình nằm ở cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh.
  • Bước 3: Nhận kết quả:
    • Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin đến cơ quan Thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau đó cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp.
    • Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo qua mạng điện tử để yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.

Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho công ty điện mặt trời

Để có thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh điện năng lượng mặt trời cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP) đối với cơ sở xây dựng mới hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở;
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
  • Phương án chữa cháy.

Cơ quan cấp: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp tỉnh, thành phố.

Trên đây là một số thông tin chính liên quan đến các qui định và điều kiện kinh doanh điện mặt trời. Những thông tin này sẽ giúp quý khách nắm bắt được những nội dung cơ bản khi tiến hành kinh doanh ở lĩnh vực mới mẻ và đầy triển vọng này. Trong quá trình tìm hiểu và tiến hành hoạt động kinh doanh điện mặt trời, quý khách có thể liên hệ với dịch vụ thành lập công ty của Luật Bistax bất cứ lúc nào để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và chính xác các thủ tục về đăng ký kinh doanh, thuế – kế toán, tài chính doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế gì

Cách tra cứu tên công ty không bị trùng nhanh nhất

Cập nhật Cách đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh qua mạng

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang