Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được hoạch toán không

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được hoạch toán không? Những chi phí phát sinh nào trước khi thành lập doanh nghiệp? Điều kiện để những chi phí này được hoạch toán. Mời bạn theo dõi nội dung bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chi tiết và hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.

Những chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

 

Những chí phí trước khi thành lập doanh nghiệp và những chi phí này đều có hoá đơn bán hàng:

1. Lệ phí nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư :

Hiện nay lệ phí này năm ở mức 100.000 đ cho việc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp và 300.000 đ cho nộp bố cáo điện tử.

2. Phí mua chữ ký số: từ 1.200.000 đ/năm trở lên

Tuỳ thuộc vào các nhà cung cấp và số năm ký hợp đồng mà chữ ký số sẽ có giá khác nhau.

3. Ký quỹ tại ngân hàng:

Khi mở tài khoản công ty bạn phải bắt buộc nộp vào 1.000.000 đ để để ký quỹ. Số tiền này sẽ không được rút ra trong suốt quá trình sử dụng

4. Lệ phí thuế môn bài:

Với các công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì số tiền thuế môn bài là 2.000.000 đ/năm còn trên 10 tỷ là 3.000.000 đ/năm

Nếu thành lập sau ngày 01/07 thì sẽ thực hiện đóng thuế nửa năm.

5. Mua hoá đơn điện tử: phí hoá đơn tuỳ thuộc vào nhà cung cấp và số lượng

6. Chi phí đào tạo nhân viên

7. Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp

8. Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu

9. Chi phí chuyển dịch địa điểm

10. chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được khấu trừ thuế không?

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, đối với các khoản chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.

Có văn bản thỏa thuận giữa các sáng lập viên, giấy ủy quyền, hợp đồng; hóa đơn, chứng từ đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

Các khoản chi phí phát sinh trước khi được cấp giấy phép thành lập nhưng không có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ và không đảm bảo hóa đơn, chứng từ theo quy định, thì doanh nghiệp không được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và không được hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cách hoạch toán chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được hoạch toán vào đâu?

Các khoản chi phí như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên hoặc chi phí quảng cáo sẽ được phát sinh như sau:

  • Nợ TK 242, 142
  • Nợ TK 133
  • Có TK 111, 112

Định kì phân bổ chi phí là:

  • Nợ TK 642
  • Có TK 242, 142

Trong đó tài khoản 242 – chi phí trả trước, tài khoản 142 – chi phí trả trước ngắn hạn, tài khoản 133 – thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tài khoản 111 – tiền mặt, tài khoản 112 – tiền gửi ngân hàng, tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tóm lại, hạch toán chi phí trước thành lập doanh nghiệp, có liên quan rất nhiều đến nghiệp vụ của kế toán để có thể thực hiện cho đúng với các khoản chi phí cũng như các quy định luật cho phép. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn pháp luật về chủ đề hạch toán chi phí trước thành lập doanh nghiệp, để được tư vấn nhanh và hoạch toán chính xác, doanh nghiệp có thể liên hệ đến dịch vụ kế toán của Luật Bistax.

Đến với dịch vụ kế toán của chúng tôi, doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong quá trình hoạt động sản xuất, đồng thời, tiết kiệm được chi phí so với thuê một nhân viên kế toán trực tiếp.

Liên hệ ngay hotline 07777 23283 hoặc phòng dịch vụ kế toán 0938 002 122. 

Tham khảo thêm:

Dịch vụ làm sổ sách kế toán

Dịch vụ khai thuế ban đầu

 

 

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang