Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, muốn tiếp cận nhanh thị trường và quảng bá thương hiệu, thì việc sở hữu các chứng nhận ISO là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm. Luật Bistax xin chia sẻ các chứng nhận ISO phổ biến nhất hiện nay.
Tóm tắt nội dung
ToggleChứng nhận ISO là gì?
ISO là tên viết tắc của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization). ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.
Các tiêu chuẩn này thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Số lượng tiêu chuẩn mà ISO ban hành khoảng hơn 20.000 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.
Các tiêu chuẩn ISO giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững. Giúp các doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng với chất lượng đồng đều.
Chứng nhận ISO sẽ xác nhận những điều sau:
- Hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức là đạt chuẩn hóa.
- Đảm bảo duy trì cũng như cải tiến liên tục chất lượng tại tổ chức.
Các chứng nhận ISO phổ biến nhất hiện nay
1. Chứng nhận ISO 9001 – Chứng nhận chất lượng
ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành. Phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 được ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 .
ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một tiêu chuẩn áp dụng vào Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có cấu trúc HLS – cấu trúc cấp cao (High Level Structure). Cấu trúc này đang áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý. Bao gồm: ISO 9001; ISO 14001: ISO 22000; ISO 45001…
Chứng nhận ISO 9001 giúp doanh nghiệp chứng minh với khách hàng và để họ yên tâm rằng:
- Doanh nghiệp đã thiết lập QMS dựa trên những nguyên tắc quản lý ISO 9001.
- Sản phẩm, dịch vụ họ đang tiêu dùng, sử dụng là chất lượng nhất.
2. Chứng nhận ISO 45001 – Chứng chỉ an toàn sức khỏe nghề nghiệp
ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007.
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.ISO 45001:2018 được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018.
Việc đánh giá chứng nhận ISO 45001 bao gồm việcc xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp. Và đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Giấy chứng nhận ISO 45001 có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hết 03 năm, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận lại. Nếu đánh giá lại đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp lại 01 Giấy chứng nhận mới có hiệu lực 3 năm tiếp theo.
3. Chứng nhận ISO 14001 – Chứng chỉ môi trường
ISO 14001 là một bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) ban hành nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn cầu.
Khi đã được cấp chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp của bạn đã cam kết và chứng minh được những nỗ lực của mình trong việc giảm lượng rác thải và tái chế các nguyên vật liệu cần thiết, đảm bảo đến mức tối đa trong việc phát triển bền vững cùng môi trường.
ISO 14001:2015 là phiên bản tiêu chuẩn mới nhất hiện nay để đưa ra các yêu cầu cho hệ thống môi trường của Doanh nghiệp.
4. Chứng nhận ISO 22000 – Chứng chỉ an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai nhằm chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro trong một doanh nghiệp. Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm.
Người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn đối với các Doanh nghiệp có hệ thống quản lý đạt ISO 22000.
ISO 22000:2018 hiện đang là tiêu chuẩn mới nhất về quản lý an toàn thực phẩm.Tiêu chuẩn này thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.
ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm.
5. Chứng nhận ISO 13485 – Chứng chỉ ngành nghề y tế
Tiêu chuẩn ISO 13485 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ y tế. ISO 13485:2016 là phiên bản cao nhất, dựa trên nền tảng của ISO 9001 nhằm đáp ứng các yêu cầu, định luật và các yêu cầu cụ thể của khách hàng, quản lý rủi ro và duy trì các quá trình hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO 13485 được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô,… Có thể bao gồm: các cơ sở / công ty / nhà máy / nhà phân phối,… thực hiện sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, dịch vụ y tế nói chung ( ví dụ: Găng tay y tế, Dịch cụ tiệt trùng sản phẩm y tế, kim chích, dây truyền dịch, dây cho ăn,…)
6. Tiêu chuẩn ISO 27001 – Chứng chỉ quản lý an ninh thông tin (ISMS)
ISO 27001 mô tả cách quản lý bảo mật thông tin trong một công ty. Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2013 – ISO / IEC 27001: 2013.
Trọng tâm của ISO 27001 là bảo vệ tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin trong một công ty. Điều này được thực hiện bằng cách tìm hiểu những vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra đối với thông tin (nghĩa là đánh giá rủi ro), và sau đó xác định những gì cần phải làm để ngăn chặn những vấn đề đó xảy ra (nghĩa là giảm thiểu rủi ro hoặc xử lý rủi ro). Quản lý bảo mật thông tin không chỉ là bảo mật CNTT. Ví dụ: tường lửa, chống vi rút, v.v.). Mà còn là quản lý các quy trình, bảo vệ pháp lý, quản lý nguồn nhân lực, bảo vệ vật lý, v.v.