Nhà hàng quán ăn là một trong những mô hình hoạt động vừa mang tính chất dịch vụ vừa mang tính chất sản xuất. Vì thế, kế toán cho nhà hàng quán ăn là công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều chuyên môn và nắm rõ dịch vụ sản phẩm liên quan. Bên dịch vụ ăn uống có 1 đặc thù mà các ngành khác không có là sự hao hụt theo định lượng và mỗi mặt hàng rau củ quả cũng như lương thực đầu vào đều có tỉ lệ hao hụt nhất định mà bạn cần phải biết rõ. Dịch vụ kế toán cho nhà hàng quán ăn tại Luật Bistax sẽ giúp doanh nghiệp lập báo cáo tài chính, quản lý hàng tồn kho, tính giá thành và quản lý doanh thu hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
ToggleCông việc cụ thể của kế toán nhà hàng quán ăn
Xác định được nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn gì? vì mỗi một nhà hàng kinh doanh một số món ăn riêng biệt của họ. Để từ đó kế toán mới xây dựng được định mức nguyên vật liệu chính của một số món ăn của nhà hàng đó.
Các chi phí chung như chi phí điện nước, Gas cần được phân bổ chung.
Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn vậy cần phải xây dựng được giá thành của các món ăn để khi xuất hóa đơn làm thế nào cho lợi nhuận phù hợp.
Xây dựng bảng lương theo ca vì thông thường tại nhà hàng nhân viên thường làm theo ca như vậy nó sẽ hợp lý hơn và thực tế hơn.
Từ việc tập hợp được chi phí trên tính và kết chuyển chi phí và lập báo cáo tài chính
Yêu cầu công việc của kế toán cho nhà hàng quán ăn
1. Nghiệp vụ mua hàng
Kế toán nhà hàng cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình mua hàng chi tiết từ khi làm việc với nhà cung cấp đến thời điểm giao nhận hàng hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao gồm:
- Theo dõi và kiểm soát việc tăng giảm của giá mua với giá thị trường.
- Tập hợp nhu cầu hàng hóa của nhà hàng để đặt mua hàng đến các nhà cung cấp.
- Kết hợp với bộ phận bếp/bar xây dựng tiêu chuẩn đầu vào hàng hóa, cung cấp tài liệu để bộ phận kho thực hiện nhận hàng, kiểm tra chất lượng hàng ngày.
- Xây dựng bộ chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ nhận hàng hóa (hóa đơn, phiếu nhập,…).
- Ghi nhận số liệu vào phần mềm và lưu trữ chứng từ liên quan.
2. Nghiệp vụ bán hàng
Để theo dõi tình hình doanh thu bán hàng nhanh chóng và chính xác, nhà hàng cần xây dựng quy trình làm việc nhanh gọn giữa bộ phận thu ngân và kế toán. Khi đó, kế toán nhà hàng có trách nhiệm:
- Tiếp nhận hóa đơn bán hàng từ thu ngân sau khi chốt ca mỗi ngày.
- Ghi nhận số liệu doanh thu dựa trên thông tin từ hóa đơn bán hàng đã tiếp nhận.
- Xuất hóa đơn VAT cho những khách hàng có nhu cầu.
- Thực hiện đối soát doanh thu với thu ngân và bên thứ 3 (Grab, ShopeeFood, Gojek, Baemin,…) nếu nhà hàng có bán online qua các nền tảng này.
- Ghi nhận số liệu vào phần mềm và lưu trữ chứng từ liên quan.
Để thực hiện các công việc trên một cách thuận tiện và chính xác, nhà hàng nên sử dụng hệ thống phần mềm kế toán được tích hợp với phần mềm bán hàng để hệ thống ghi nhận hóa đơn tự động, giảm thiểu thời gian nhập liệu. Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử có kết nối với phần mềm bán hàng hoặc phần mềm kế toán cũng tạo điều kiện thuận tiện cho công việc xuất hóa đơn VAT của kế toán nhà hàng.
3. Nghiệp vụ quản lý và kiểm kê kho
Kế toán nhà hàng cần kết hợp với chủ kinh doanh để xây dựng quy trình quản lý kho chuẩn chỉnh, thống nhất:
- Xây dựng bộ mã quy chuẩn, chuẩn hóa dữ liệu về nguyên liệu, hàng hóa, món ăn.
- Kết hợp với bếp/bar xây dựng bộ định mức nguyên vật liệu cho từng món ăn.
- Xây dựng bộ quy trình chuẩn về các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh trong kho nhà hàng như: luân chuyển nguyên vật liệu trong kho giữa các bộ phận, điểm nhà hàng; quy trình sản xuất bán thành phẩm; quy trình hủy nguyên liệu;…
- Xây dựng kế hoạch kiểm kê nguyên liệu định kỳ phù hợp với tính chất nguyên liệu chính, phụ, nhiên liệu,… lập báo cáo lên chủ kinh doanh nếu phát hiện có sự chênh lệch giữa số liệu thực tế và trên sổ sách.
- Ghi nhận số liệu vào phần mềm và lưu trữ chứng từ liên quan.
4.Nghiệp vụ tài sản cố định và công cụ dụng cụ
Đối với hạng mục công cụ dụng cụ và tài sản cố định, kế toán có trách nhiệm:
- Xây dựng bộ mã quy chuẩn, theo dõi số lượng theo từng bộ phận và tình trạng sử dụng của tài sản cố định và công cụ dụng cụ.
- Lên kế hoạch kiểm kê, ghi nhận trường hợp và đề xuất kế hoạch mua mới nếu tài sản cố định và công cụ dụng cụ xảy ra hư hỏng.
- Hạch toán khấu hao và biến đổi về giá cả của tài sản cố định và công cụ dụng cụ theo thời gian và lập báo cáo liên quan.
- Kiểm soát và thống kê chi phí đối với hạng mục tài sản cố định và công cụ dụng cụ.
5. Nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán nhà hàng cần phải có kiến thức về xây dựng bảng lương, tính toán các khoản phụ cấp và bảo hiểm, khai báo thuế thu nhập cá nhân,… cụ thể như sau:
- Xây dựng thang bảng lương cho nhân viên, soạn thảo hợp đồng lao động, theo dõi số lượng nhân sự và thời gian lao động của từng người.
- Tính toán chính xác tiền lương phải trả cho nhân sự từng bộ phận (gồm tiền lương, tiền phép năm, tiền thưởng doanh thu,…).
- Tính toán số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… vào chi phí, khoản phụ cấp, trợ cấp,… cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của doanh nghiệp.
- Trả lương đúng hạn cho nhân sự, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương.
- Lưu trữ chứng từ liên quan đến tiền lương.
6. Nghiệp vụ kế toán và bút toán đầu/cuối kỳ
Vào đầu năm, kế toán có trách nhiệm kê khai và nộp tiền thuế môn bài. Thông thường, hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1 hàng năm. Ngoài ra, nhà hàng cần nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, tình hình sử dụng hóa đơn và báo cáo tài chính của quý 4 năm trước liền kề.
Vào cuối mỗi tháng/quý trong năm, kế toán sẽ thực hiện lập báo cáo xuất – nhập, nguyên vật liệu tồn kho, báo cáo tình hình kinh doanh cho nhà hàng. Để làm việc suôn sẻ với các cơ quan Thuế, kế toán cần lập tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, tình hình sử dụng hóa đơn của nhà hàng.
Cuối năm là thời điểm bận rộn nhất của kế toán nhà hàng. Tất cả các công việc liên quan đến kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ; lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp; lập báo cáo tài chính cuối năm đều cần được kế toán hoàn thành đúng hạn.
Hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng ăn uống
Các bạn có thể dùng TK 632 để hạch toán kế toán dịch vụ ăn uống. Cụ thể cách thức thực hiện như sau:
- Các chi phí nguyên vật liệu hạch toán vào TK 621 hoặc TK 154
- Chi phí thuê nhân công, nhân viên hạch toán vào TK 622 hoặc TK 154
- Chi phí sản xuất chung gồm chi phí công cụ, lương quản lý, các chi phí khác… hạch toán vào TK 154 hoặc TK 627
- Với hạch toán theo Quyết định 15 thì cuối tháng có thêm bút toán kết chuyển
Luật Bistax cung cấp dịch vụ kế toán cho nhà hàng quán ăn cho các doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc về tuân thủ pháp luật Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ kế toán theo tháng, theo quý và theo năm.
Hỗ trợ doanh nghiệp đồng bộ hoá tất cả các sổ sách kế toán, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nhà hàng quán ăn. Chúng tôi sẽ xử lý mọi vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.