Cập nhật lần cuối: 13/09/2024.
Chứng Nhận Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự là chứng nhận có chữ kí và con dấu trên giấy tờ, tài liệu chính thức do cơ quan, tổ chức trong khu vực lãnh sự ở nước tiếp nhận lập hoặc công chứng để sử dụng ở Việt Nam hoặc giấy tờ, tài liệu chính thức do cơ quan, tổ chức Việt Nam lập hoặc công chứng để sử dụng trong khu vực lãnh sự ở nước tiếp nhận và chứng thực sự phù hợp về hình thức văn bản của những giấy tờ, tài liệu đó với pháp luật nước lập văn bản.
Hợp pháp hóa lãnh sự thông thường do viên chức lãnh sự tiến hành tại trụ sở cơ quan lãnh sự hoặc do viên chức ngoại giao được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự tiến hành tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao. Những người này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Tóm tắt nội dung
ToggleChứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự là gì
Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự là gì
“Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản là:
- Để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phải được chứng nhận lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Các tài liệu được miễn Chứng nhận lãnh sự và Hợp pháp hóa lãnh sự
Điều 9. Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Các tài liệu không được Chứng nhận lãnh sự và Hợp pháp hóa lãnh sự
Điều 10. Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Cơ quan nào Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự
- Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.
- Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan sở ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp pháp hoá lãnh sự
Người đề nghị chứng nhận lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
a) 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định;
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
LƯU Ý: Các giấy tờ nước ngoài muốn Chứng nhận hợp pháp hóa tại Việt Nam bắt buộc phải có dấu, chữ ký xác thực của cơ quan đại diện nước đó (Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán)
Dịch vụ xin dấu Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự
Công việc của dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại Luật Bistax như sau:
- Thực hiện xin chứng nhận lãnh sự tại cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài đối với các tài liệu yêu cầu chứng nhận lãnh sự
- Soạn thảo mẫu tờ khai đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự
- Hướng dẫn chuẩn bị bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng này).
- Thực hiện sao y chứng thực các tài liệu liên quan cho khách hàng
- Đại diện theo uỷ quyền thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan có thẩm quyền
- Giao nhận hồ sơ và kết quả tận nơi.
Phí Dịch vụ xin dấu Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự
Nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần Chứng nhận Hợp pháp hóa lãnh sự. Luật Bistax cung cấp dịch vụ xin dấu lãnh sự trọn gói mọi thủ tục nêu trên. Dịch vụ xin dấu lãnh sự của chúng tôi đảm bảo sẽ đem đến cho quý khách trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng.
Giấy tờ chứng nhận | Mục đích sử dụng | Phí dịch vụ (VNĐ) | |
Sở ngoại vụ | Lãnh sự quán – Đại sứ quán | ||
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | Đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, giấy phép lao động hoặc các mục đích khác | · 500.000/tài liệu (từ 1-3 tài liệu) · 300.000/tài liệu (từ 3 -10 tài liệu) · Trên 10 tài liệu vui lòng liên hệ | · 1.000.000/tài liệu (1-3 tài liệu) · 500.000/tài liệu (3-10 tài liệu) |
Các tài liệu khác | Vui lòng liên hệ để được hướng dẫn và báo giá |
Lưu ý: Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.