• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Điều kiện kinh doanh sản xuất phân bón và Công bố sản phẩm phân bón

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành trọng điểm của nước ta. Từ hoa màu, cây kiểng đến cây ăn trái đều cần có phân bón để thúc đẩy sự phát triển của cây. Điều kiện để cơ sở hay doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phân bón là phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT. Vì Kinh doanh sản xuất phân bón là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì thế, bạn cần tìm hiểu rõ các điều kiện và thủ tục mở cơ sở kinh doanh sản xuất phân bón.

Điều kiện để kinh doanh sản xuất phân bón

Điều kiện kinh doanh sản xuất phân bón
Điều kiện kinh doanh sản xuất phân bón

Căn cứ Điều 12 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất phân bón như sau:

Điều 12. Quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón

1. Điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

2. Điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

4. Điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.”

Sản xuất kinh doanh phân bón cần giấy phép nào?

Trước tiên để kinh doanh sản xuất kinh doanh phân bón, trước hết đơn vị bạn cần có Giấy chứng nhận đăng ký  hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón.

Sau đó công thức phân bón của đơn vị phải đảm bảo đã thỏa mãn các điều kiện đăng ký danh phục phân bón có thể lưu thông trên thị trường theo thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009.

Để có thể sản xuất, đơn vị bạn cần thỏa các điều kiện xin giấy phép sản xuất phân bón vô cơ hay xin giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ

Cần có chứng nhận iso 9001 cho đơn vị sản xuất phân bón.

Đơn vị cần thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Thông tư 52/2010 – BNNPTNT để tiến hành công bố hợp chuẩn, TCCS cho phân bón và chứng nhận hợp quy phân bón theo thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT. Các loại phân bón bắt buộc thực hiện công bố hợp quy bao gồm:

  • Urê
  • Supe lân
  • Phân lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy
  • Phân hữu cơ
  • Phân hữu cơ sinh học
  • Phân hữu cơ khoáng
  • Phân hữu cơ vi sinh
  • Phân vi sinh vật
  • Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng
  • Các loại phân bón: Hữu cơ, Hữu cơ khoáng, Hữu cơ vi sinh,Hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.

Đối với những đơn vị nhập khẩu phân bón, cần xin giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm (sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm khảo nghiệm” không dùng để kinh doanh), trường hợp sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy chỉ càn xin giấy phép nhập khẩu tự động.

Đơn vị cần lưu ý phân bón hữu cơ, phân bón khác, phân bón lá nếu không nằm trong danh mục phân bón từ tháng 08/2008 đến năm 2013 thì bắt buộc phải thực hiện khảo nghiệm hoặc chuyển giao/chuyển nhượng công nghệ sản phẩm mới được phép sản xuất theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP và Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT, đơn vị bạn cso thể lựa chọn giữa 2 hình thức sau:

  • Chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón:
    – Phương án này tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
    – Sau khi ký hợp đồng chuyển giao, doanh nghiệp có thể bắt tay vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm.
    – Tuy nhiên, ở trường hợp này thì doanh nghiệp không thay đổi được tên thương hiệu của sản phẩm, và thời gian chuyển giao trong vòng 5 năm, sau 5 năm nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất thì phải tiến hành đăng ký lại
  • Chuyển nhượng công thức phân bón:
    – Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, doanh nghiệp được độc quyền sử dụng sản phẩm này, có thể đổi tên và công bố hợp quy theo tên thương hiệu mới đăng ký.
    – Phương án này cũng tiết kiệm được nhiều thời gian vì sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng thì chỉ cần làm thủ tục công bố hợp quy là có thể sản xuất.

Thủ tục để mở cơ sở kinh doanh sản xuất phân bón

Bước 1: Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập Công ty kinh doanh sản xuất phân bón;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Thẻ CCCD, CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ CCCD, CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 03 – 05 ngày làm việc, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

– Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

– Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

– Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

Cơ quan có thẩm quyền: thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Bước 3: Thực hiện công bố sản phẩm

Theo Mục 4 QCVN 01-189:2019/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về công bố hợp quy chất lượng phân bón như sau:

“4.3. Quy định về công bố hợp quy

4.3.1. Phân bón nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Phân bón sản xuất trong nước công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân có phân bón công bố hợp quy.

4.3.2. Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

4.3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh là cơ quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, ra Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và tổng hợp, gửi báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 12 hoặc đột xuất theo yêu cầu cho Cục Bảo vệ thực vật.”

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) phân bón gồm:

  • Quyết định công bố do giám đốc ký duyệt
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Hồ sơ TCCS nêu rõ đặc tính kỹ thuật của sản phẩm như: thành phần hàm lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn, quy cách đóng gói, hạn sử dụng…

Hồ sơ công bố hợp chuẩn phân bón gồm:

  • Bản công bố hợp chuẩn
  • Bản sao giấy ĐKKD
  • Bản sao tiêu chuẩn tương ứng dùng công bố
  • Bản sao chứng nhận iso nếu còn hiệu lực (nếu có)
  • Quy trình sản xuất, Kế hoạch kiểm soát chất lượng, Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Báo cáo đánh giá hợp chuẩn
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top