Cập nhật lần cuối: 09/08/2024.
Mô hình hoạt động nhập khẩu và phân phối hàng hoá ở nước ta trong những năm gần đây ngày càng phổ biến. Việc đăng ký nhập khẩu và tiến hành phân phối hàng hóa sẽ phải xin Giấy phép gì, điều kiện và thủ tục đăng ký như thế nào? Chúng tôi sẽ cập nhật những quy định về điều kiện nhập khẩu và phân phối hàng hoá mới nhất trong năm.
Xem thêm: Cách mở công ty thương mại xuất nhập khẩu có vốn nước ngoài
Tóm tắt nội dung
ToggleQuy định chung về đăng ký quyền nhập khẩu và phân phối hàng hoá
Cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu và phân phối hàng hoá mà việc đăng ký nhập khẩu và tiến hành phân phối hàng hóa sẽ phải xin Giấy phép Kinh doanh có chức năng nhập khẩu chính thống.
Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh mà xuất nhập khẩu là “phương thức” hoạt động. Do đó cần chú ý và đặc biệt liên quan đến loại thuế là “thuế xuất nhập khẩu” tại giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với mặt hành cấm xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa do chính phủ ban hành tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Do đó doanh nghiệp cần đối chiếu hàng hóa dự định kinh doanh. Ngoài ra các mặt hàng cần xin CFS – Giấy chứng nhận lưu hành tự do.
Doanh nghiệp khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
Điều kiện bổ sung quyền xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa
- Danh mục mã HS thực hiện xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa dự kiến bổ sung không bị trong danh mục hạn chế hoặc cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đã góp đủ vốn điều lệ đến thời điểm bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa;
- Trường hợp công ty kinh doanh đến thời điểm hiện tại chưa có lãi và vốn điều lệ đăng ký thấp muốn bổ sung xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa cần tăng vốn để bảo đảm giải trình đáp ứng năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động sau 01 năm tài chính cần có báo cáo tài chính đã kiểm toán nộp kèm hồ sơ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa khi có đủ 03 loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay ban đầu);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy phép kinh doanh (Do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp hoặc Sở công thương cấp. Đây là giấy tờ quan trọng nhất và cũng khó nhất để đủ điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa (do cần có ý kiến thẩm tra của Bộ Công thương).
Xem thêm:
Điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Mở công ty vốn nước ngoài kinh doanh sản xuất đồ uống
Các thủ tục cần thực hiện để thành lập xưởng sản xuất có vốn nước ngoài
Thủ tục kinh doanh và xin giấy phép xuất khẩu gạo