Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.
Khi cơ sở kinh doanh của bạn đang phát triển và bạn muốn thành lập công ty để mở rộng thị trường cũng như nâng cao uy tín thương hiệu nhưng lại không muốn thiết lập một bộ máy quản lý quá phức tạp thì công ty hợp danh chính là sự lựa chọn phù hợp nhất cho những tiêu chí trên. Tuy quy trình thủ tục thành lập công ty hợp danh không quá phức tạp tuy nhiên cũng không hẳn là dễ dàng với những người chưa nắm bắt được các quy định của pháp luật. Vì thế, bài viết sau đây Luật Bistax xin phép thông tin đến Quý khách hàng về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty hợp danh theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
1. Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. (Điều 177 Luật Doanh nghiệp)
2. Ưu, nhược điểm khi thành lập công ty hợp danh?
♦ Ưu điểm:
- Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người và có chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh, vì vậy dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
- Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít. Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
- Thành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao. Tạo sự tin cậy cho đối tác.
- Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
♦ Nhược điểm:
- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
- Tuy có tư cách pháp nhân nhưng Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.
- Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm. Đối với các khoản nợ của công ty hợp danh. Phát sinh từ những cam kết của công ty. Trước khi thành viên đó rút khỏi công ty.
- Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.
3. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
* Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-5 TT 01/2021/ TT-BKHĐT)
* Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);
* Danh sách thành viên;
* Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng minh còn hiệu lực, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN đối với tổ chức kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).
4. Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập
Soạn thảo thành phần hồ sơ như đã nêu ở mục 2
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp nếu không có sai sót.
Công tác công bố thông tin doanh nghiệp cũng được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, cá nhân chỉ cần đóng lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp mà không phải trực tiếp thực hiện công việc này.
5. Tham khảo dịch vụ thành lập công ty hợp danh của Luật Bistax
Với điều kiện tiếp cận thông tin hiện nay, doanh nghiệp có thể tham khảo được rất nhiều tư liệu để tìm hiểu về cách tự làm thủ tục thành lập công ty hợp danh. Tuy nhiên, sẽ có nhiều trường hợp hiểu sai ý, hoặc đọc phải những thông tin cũ chưa kịp cập nhật. Chưa kể, quá trình điền hồ sơ thông tin, cách thức nộp hồ sơ cũng mất khá nhiều hồ sơ. Vì vậy, cách tiết kiệm nhất và nhanh nhất là chỉ có tìm đến dịch vụ chuyên làm giấy phép kinh doanh để thực hiện.
Luật Bistax có trụ sở tại Quận Bình Thạnh, TPHCM. Là một trong những đơn vị hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty uy tín nhất tại TPHCM. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp giấy tờ sau:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của các cá nhân, thành viên
Với chi phí thành lập công ty cơ bản là 1.499.000đ, khách hàng sẽ không cần phải đi lại, tất cả việc soạn thảo, nộp hồ sơ đã có Luật Bistax thay mặt hoàn thành. Sau 3 đến 5 ngày làm việc, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và toàn bộ hồ sơ hợp lệ sẽ được giao tận nơi.
Còn chằn chừ gì nữa, hãy gọi ngay vào số hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Khi cần thành lập công ty hãy nghĩ ngay đến dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM của Luật Bistax.