Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Hướng dẫn cách báo cáo tài chính cho công ty mới thành lập

Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Đối với công ty mới thành lập thì báo cáo tài chính như thế nào? Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn cách báo cáo tài chính cho công ty mới thành lập.

Báo cáo tài chính là gì?

Theo quy định tại Luật Kế toán 2015 cùng các hướng dẫn liên quan, báo cáo tài chính không chỉ đơn thuần là tập hợp các số liệu và dữ liệu tài chính của một tổ chức kế toán mà còn là một hệ thống thông tin kinh tế, tài chính được trình bày theo các mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng cung cấp thông tin chi tiết và tổng quan về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp. Nó phản ánh không chỉ yếu tố tài chính mà còn những khía cạnh về quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải đáp ứng được yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhu cầu thông tin của các bên liên quan khác như cổ đông, nhà đầu tư, và các đối tác kinh doanh.

Cụ thể, báo cáo tài chính cần phản ánh các thông tin chính sau:

  • Tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn.
  • Nợ phải trả và các khoản nợ khác của doanh nghiệp.
  • Vốn chủ sở hữu, đánh giá về sự ổn định và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí khác.
  • Kết quả kinh doanh như lãi, lỗ và cách phân chia kết quả kinh doanh.
  • Luồng tiền của doanh nghiệp, bao gồm cả tiền thu và tiền chi.

Ngoài các thông tin cơ bản này, “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” còn cung cấp các giải trình về các chỉ tiêu trên báo cáo và các chiến lược kế toán được sử dụng để ghi nhận các giao dịch kinh tế, từ đó đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Căn cứ Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

(1) Báo cáo tài chính năm gồm:

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

(2) Báo cáo tài chính giữa niên độ:

+ Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

+ Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính

Căn cứ Điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

(1) Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.

– Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.

– Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.

– Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.

(2) Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.

(3) Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin đư­ợc coi là trọng yếu trong trư­ờng hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.

(4) Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.

(5) Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.

Thời gian doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính

Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước:

  • Đối với những doanh nghiệp thuộc nhà nước quản lý, BCTC cần được nộp chậm nhất là ngày thứ 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Chẳng hạn: Kỳ kết toán của năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 thì BCTC phải được nộp trước 31/01 của năm sau đó.
  • Những đơn vị có tổng công ty hoặc công ty mẹ thuộc nhà nước, BCTC cần được nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp khác:

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh, thời hạn nộp BCTC là ngày thứ 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Đối với những doanh nghiệp thuộc loại hình khác, thời hạn nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

Mẫu báo cáo tài chính cho công ty mới thành lập

Đối với các công ty mới thành lập sẽ được hướng dẫn tương tự như các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Mẫu báo cáo tài chính hiện được quy định tại Quyết định 48/QĐ-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Dưới đây là những thành phần cơ bản của mẫu báo cáo tài chính:

  1. Bảng cân đối kế toán : Đây là bảng tóm tắt về tình hình tài sản và nợ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nội dung bảng cân đối yêu cầu bao gồm các mục như tài sản cố định, tài sản ngắn hạn, và các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Bảng này giúp đánh giá sự ổn định tài chính của doanh nghiệp và khả năng thanh toán nợ.
  2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : phản ánh cân bằng giữa thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể. Báo cáo này giúp hiểu rõ hơn về hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và biểu thị mức độ lợi nhuận.
  3. Báo cáo gửi cho cơ quan thuế: Báo cáo này bao gồm các tờ khai thuế như Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), tờ khai thuế xuất nhập khẩu và báo cáo thuế môn bài. Đây là những tài liệu quan trọng được cơ quan thuế yêu cầu để đảm bảo tuân thủ các quy định thuế.
  4. Bảng cân đối tài khoản : là bảng thể hiện sự cân bằng giữa tổng số dư các tài khoản Nợ và Có trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Nó giúp kiểm tra tính chính xác của các ghi chép kế toán và đảm bảo sự cân bằng giữa các tài khoản.
  5. Bảng thuyết minh: Bảng này chứa các thông tin bổ sung và giải trình về các chỉ tiêu trên các báo cáo khác. Thông tin trong bảng thuyết minh bao gồm đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, các chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ, và các thông tin khác cần thiết.

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, ngoài các báo cáo tài chính cơ bản, cần lưu ý rằng cần phải chuẩn bị các tờ khai thuế như Quyết toán thuế TNCN, TNDN, tờ khai thuế GTGT, xuất nhập khẩu và báo cáo thuế môn bài. Việc nộp đúng hạn các tờ khai thuế này là rất quan trọng để tránh phạt và duy trì uy tín của doanh nghiệp trước cơ quan thuế.

=> Bạn có Tải Mẫu báo cáo tài chính công ty mới thành lập

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Tags: kế toán

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang