Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Cập nhật Điều kiện và thủ tục kinh doanh chăn nuôi trang trại năm 2024

Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.

Kinh doanh chăn nuôi trang trại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn cần phải tìm hiểu các quy định về điều kiện liên quan đến chăn nuôi trang trại. Để hoạt động chăn nuôi trang trại, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?

1. Kinh doanh chăn nuôi trang trại là gì?

Chăn nuôi là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

Cơ sở chăn nuôi là nơi nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi. Cơ sở chăn nuôi bao gồm: Chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ; chăn nuôi nông hộ. Theo đó:

– Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.

– Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.

Trong đó, hoạt động chăn nuôi là hoạt động nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.

2. Điều kiện kinh doanh chăn nuôi trang trại

Kinh doanh chăn nuôi trang trại
Kinh doanh chăn nuôi trang trại

2.1. Đối với các chăn nuôi trang trại nói chung

Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018, cụ thể như sau:

– Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 Luật Chăn nuôi 2018;

– Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;

– Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;

– Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;

– Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

2.2. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh chăn nuôi trang trại quy mô lớn

Đối với tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Khi đó, tổ chức, cá nhân phải tiến hành thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Cụ thể như sau:

⇒ Tiêu chí kinh tế trang trại:

– Đối với trang trại chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.

– Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.

Trong đó:

– Tổng diện tích đất sản xuất là tổng diện tích đất sản xuất kinh doanh của trang trại, được sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, bao gồm diện tích đất để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và đất để xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất của trang trại tại thời điểm kê khai.

– Giá trị sản xuất của trang trại/năm là giá trị sản xuất của ít nhất 1 năm trang trại đạt được trong 3 năm gần nhất với năm kê khai; được tính bằng tổng giá trị sản xuất các kỳ thu hoạch hoặc khai thác trong năm.

– Đối với trang trại mới thành lập chưa có sản phẩm thu hoạch, giá trị sản xuất được ước tính căn cứ vào phương án sản xuất, tình hình triển khai thực tế của trang trại.

Quy mô chăn nuôi

– Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;

– Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;

– Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;

Lưu ý:

– Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

– Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

– Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

Mật độ chăn nuôi

Mật độ chăn nuôi các vùng áp dụng đối với địa phương thuộc từng vùng được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm Nghị định 13/2020/NĐ-CP).

3. Các trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2020/NĐ-CP đã bổ sung trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bao gồm:

– Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh;

– Cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm có sản phẩm thực phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất thực phẩm có chất lượng phù hợp làm thức ăn chăn nuôi mà không qua bất kỳ bước sơ chế, chế biến nào khác của cơ sở đó.

Ngoài ra, Nghị định 46/2022/NĐ-CP còn bổ sung quy định về thời hạn đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:

– Trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm đánh giá giám sát quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 11 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thông báo, cơ quan đánh giá thành lập đoàn đánh giá và tổ chức đánh giá điều kiện thực tế tại cơ sở theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Nghị định 13/2020/NĐ-CP.

– Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá, cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông báo kết quả đánh giá theo Mẫu số 13.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP.

Nghị định 46/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 13/7/2022.

4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP). (Tải mẫu)

– Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP). (Tải mẫu)

Nơi nộp hồ sơ:

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn đối với trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên.

Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi.

– Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

– Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang