Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Mã ngành sản xuất từ nhựa plastic – Thủ tục và điều kiện thành lập

Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.

Để có thể mở xưởng sản xuất từ nhựa hay tái chế nhựa, bạn cần đáp ứng các yêu cầu về thành lập doanh nghiệp và các yêu cầu về điều kiện kinh doanh sản xuất từ nhựa plastic theo các quy định của pháp luật. Bạn cần đăng kỹ mã ngành nghề sản xuất từ nhựa plastic và hồ sơ, thủ tục đăng ký mở xưởng sản xuất nhựa như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi dưới đây để hiểu rõ về ngành nghề này.

Điều kiện để kinh doanh mã ngành nghề sản xuất tự nhựa plastic

Để có thể kinh doanh sản xuất nhựa và sản phẩm từ nhựa, bạn cần đăng ký kinh doanh dưới một số hình thức khác nhau như công ty, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh sản xuất nhựa là phương thức đơn giản, gọn nhẹ nhất, phù hợp với việc làm ăn quy mô nhỏ của các hộ gia đình.

Tuỳ theo quy mô hoạt động, mà đơn vị doanh nghiệp cần tiến hành xin các giấy phép con khác:

  • Đánh giá tác động môi trường khi thành lập hộ kinh doanh sản xuất nhựa
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy khi thành lập hộ kinh doanh sản xuất nhựa: Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo đúng qui định của pháp luật.
  • Công bố sản phẩm
  • Công bố hợp quy
  • Đăng ký mã số mã vạch

Chi tiết Mã ngành nghề sản xuất từ nhựa

Mã ngành sản xuất từ nhựa plastic
Mã ngành sản xuất từ nhựa plastic

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sản xuất nhựa có mã ngành cấp 4 là 2013, gồm: Sản xuất nhựa thông, nguyên liệu nhựa và chất đàn hồi nhựa dẻo không lưu hóa nhiệt, chất hỗn hợp và nhựa thông pha trộn theo phương pháp thông thường cũng như sản xuất nhựa thông tổng hợp không theo định dạng.

Sản xuất các sản phẩm từ nhựa có mã ngành cấp 4 là 2220, gồm chế biến chất dẻo mới hoặc nhựa đã dùng thành các sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng sử dụng các hoạt động như khuôn nén; đẩy nén, thổi nén, phun nén và cắt. Đối với tất cả các quá trình trên, quá trình sản xuất là quá trình tạo ra nhiều loại sản phẩm. Cụ thể:

STTTên ngànhMã ngành
1.Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh2013
2.Sản xuất sản phẩm từ plastic2220
3.Tái chế phế liệu3830

Với những sản phẩm cụ thể khác sẽ phân vào những nhóm khác nhau như:

  • Sản xuất túi nhựa được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm);
  • Sản xuất giày dép nhựa được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày dép);
  • Sản xuất nội thất nhựa được phân vào nhóm 31009 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác);
  • Sản xuất đệm nhựa dạng tổ ong không phủ được phân vào nhóm 31009 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác);
  • Sản xuất đồ dụng cụ thể thao nhựa được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao)
  • Sản xuất đồ chơi, chương trình trò chơi nhựa được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);
  • Sản xuất thiết bị nha khoa và y khoa bằng nhựa được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, nha khoa);
  • Sản xuất các thiết bị quang học bằng nhựa được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, nha khoa);
  • Sản xuất mũ nhựa cứng và các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân khác bằng nhựa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

Thủ tục đăng ký mở xưởng sản xuất nhựa

Quy trình các bước đăng ký mở xưởng hay thành lập công ty sản xuất từ nhựa:

Bước 1: Người đăng ký doanh nghiệp Nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Khi hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất từ nhựa:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty tùy theo loại hình doanh nghiệp cụ thể;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang