Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Thủ tục và điều kiện mở Ngành nghề kinh doanh giống cây trồng

Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.

Giống cây trồng bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn. Hoạt động kinh doanh về ngành nghề kinh doanh giống cây trồng là thuộc loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ thủ tục và điều kiện giấy phép để mở ngành nghề kinh doanh giống cây trồng.

Điều kiện để mở Ngành nghề kinh doanh giống cây trồng

Luật trồng trọt 2018 có hiệu lực 01/01/2020 thay thế pháp lệnh số 15/2004 Pháp lệnh giống cây trồng, đã có quy định thay đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, tổ chức khi muốn kinh doanh giống cây trồng. Cụ thể được quy định tại điều 22 Luật trồng trọt 2018:

Ngành nghề kinh doanh giống cây trồng
Ngành nghề kinh doanh giống cây trồng

Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng:

(1) Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;

– Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.

(2) Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

(3) Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

(4) Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.

Lưu ý: Trước khi cơ sở đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng cần phải thực hiện Công bố hợp quy giống cây trồng.

Có cần xin Giấy phép kinh doanh giống cây trồng?

Theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 Pháp lệnh Giống cây trồng, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủ các điều kiện như: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mặt hàng về giống cây trồng; có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh từng loại giống, từng cấp giống;có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng; có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh.

Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực khi Luật trồng trọt 2018 có hiệu lực. Theo đó để được kinh doanh giống cây trồng thì người kinh doanh chỉ cần đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 22 Luật trồng trọt và Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP đã được phân tích ở trên. Vì vậy người kinh doanh sẽ không còn phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh giống cây trồng như trước kia nữa.

Người kinh doanh Ngành nghề kinh doanh giống cây trồng cần phải:

  • Có địa điểm kinh doanh, địa điểm giao dịch hợp pháp,
  • Có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm các thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống, hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn giống cây trồng phù hợp theo quy định.
  • Riêng đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.
  • Thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật;
  • Thu hồi, xử lý giống cây trồng không bảo đảm chất lượng khi lưu thông trên thị trường;
  • Cung cấp tài liệu minh chứng về nguồn gốc vật liệu nhân giống, tài liệu truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng;
  • Thực hiện dán nhãn đối với giống cây trồng biến đổi gen theo quy định của pháp luật.

Mã ngành kinh doanh giống cây trồng

Ngành nghề hoạt động giống cây trồng bao gồm có mã ngành là 0161 Hoạt động dịch vụ trồng trọt.

Nhóm này gồm:
Các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí hoặc hợp đồng các công việc sau:
– Xử lý cây trồng;
– Phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống sâu bệnh cho cây trồng, kích thích tăng trưởng, bảo hiểm cây trồng;
– Cắt, xén, tỉa cây lâu năm;
– Làm đất, gieo, cấy, sạ, thu hoạch;
– Kiểm soát loài sinh vật gây hại trên giống cây trồng;
– Kiểm tra hạt giống, cây giống;
– Cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển;
– Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.
Loại trừ:
– Các hoạt động cho cây trồng sau thu hoạch được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch);
– Hoạt động của các nhà nông học và nhà kinh tế nông nghiệp được phân vào nhóm 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);
– Tổ chức trình diễn hội chợ sản phẩm nông nghiệp được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại);
– Kiến trúc phong cảnh được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc).

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang