Cập nhật lần cuối: 04/10/2024.
Để mở rộng quy mô sản xuất trong nước, việc ưu chuộng hàng hoá từ nước ngoài ngày càng cao. Khi mua bất cứ hàng hoá nào từ nước ngoài về bạn cần phải nắm được quy định chung do pháp luật ban hành và tìm hiểu thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về như thế nào. Vì thế, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần tìm hiểu các thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài của các đối tác nước ngoài.
Tóm tắt nội dung
ToggleLoại hình nào khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài?
Nhập khẩu hàng hoá theo loại hình kinh doanh là việc thực hiện nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng mua bán về Việt Nam để mục đích bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất để tiêu thị trong nước.
Bạn cần xác định đúng mã loại hình xuất nhập khẩu để khai báo khi làm tờ khai báo hải quan.
Với những lô hàng xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thông thường (A11 hay B11) thì có lẽ khá đơn giản. Nhưng khi gặp những loại hình khác, nếu không tra cứu cẩn thận, bạn rất có thể bị nhầm lẫn, dẫn đến phải hủy hoặc truyền sửa tờ khai hải quan.
Một số lưu ý trước khi nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài
Trước khi đi tìm hiểu cần chuẩn bị gì cho thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, chúng tôi có một số lưu ý đến các doanh nghiệp:
– Thành lập doanh nghiệp nhập khẩu: Để nhập một lô hàng theo dạng chính ngạch trước hết nhà nhập khẩu phải là một pháp nhân, phải đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu chính thống.
– Tìm đối tác kinh doanh nước ngoài uy tín: Việc nhập mặt hàng rõ nguồn gốc, chất lượng không chỉ giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên tốt hơn mà còn đảm bảo quá trình nhập hàng của bạn không xảy ra những rắc rối đáng tiếc.
– Bạn cần trả lời rõ những câu hỏi dưới đây.
- Hàng có bị cấm nhập khẩu không?
- Hàng có cần giấy phép nhập khẩu không? Nếu có, của cơ quan nào?
- Hàng có cần Công bố hợp quy không?
- Có cần kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan không? Nếu có, của cơ quan nào? v.v…
Nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài cần giấy tờ gì?
Bạn cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp lý từ bên xuất khẩu bao gồm các giấy tờ như sau :
- Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)- 3 bản chính
- Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List): 3 bản chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
- Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch … nếu có.
Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài
Dựa trên chứng từ thương mại trên, người nhập khẩu sẽ khai hải quan đề được tiến hành nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật ban hành. Việc kê khai thực hiện qua phần mềm hải quan điện tử. Sau khi hệ thống kiểm tra xong thì bạn sẽ nhận ngay được kết quả phân luồng kiểm tra từ hệ thống hải quan điện tử:
– Luồng xanh: hàng hóa được thông quan không cần chứng từ giấy
– Luồng vàng : cần mang chứng từ gốc (như trên) đến cho hải quan kiểm tra
Trong trường hợp luồng Vàng như trên thì bạn cần xác minh lại hàng hóa lần nữa. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
+ Bộ tờ khai hải quan
+ Hóa đơn thương mại
+ Vận đơn, C/O
+ Hóa đơn cước biển (với điều kiện FOB)
+ Chứng từ khác: giấy kiểm tra chất lượng,…
– Luồng đỏ: hàng hóa buộc phải kiểm hóa thực tế trong kho ngoại quan.
Đây là trường hợp buộc doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian, chi phí, công sức nhất. Vì vậy để tránh rủi ro này thì ngay từ đầu chủ doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng trong các khâu nhập hàng hóa và chấp hành nghiêm túc luật thương mại.
Bước cuối cùng là doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải đi nộp thuế theo thông tin trên hệ thống để được ghi nhận và thông quan hàng hóa. Sau đó doanh nghiệp đã có thể sắp xếp xe tải hoặc container để chở hàng về kho.
Dịch vụ làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài
Việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài tuy không phức tạp nhưng cũng chiếm rất nhiều thời gian trong việc chờ đợi kiểm duyệt và qua nhiều công đoạn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hoặc thực sự muốn tập trung thời gian vào công việc thương mại của mình, việc thuê dịch vụ sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian với chi phí dịch vụ hợp lý.
Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ khai báo hải quan trọn gói: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ… với qui trình rõ ràng bao gồm:
– Nhận thông tin liên hệ Shipper từ công ty xuất khẩu và liên hệ với shipper để nắm chính xác thời gian hàng sẵn sàng, xác nhận thông tin lô hàng (tên hàng, số lượng hàng, số kiện, số kg, số khối, …).
– Công ty sẽ sắp xếp lịch lấy hàng (Pickup), lịch trình vận chuyển (book tàu, chuyến bay) và sau đó là pickup lô hàng.
– Công ty sẽ soạn bộ hồ sơ, đăng ký kiểm dịch, hun trùng, xin giấy phép xuất khẩu, … (nếu có).
– Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thủ tục giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Hàng sẽ lên phương kiện khởi hành và xác nhận thông tin ghi trên vận đơn (Bill).
– Gửi chứng từ gốc về Việt Nam (trong trường hợp có C/O, sử dụng bill gốc và các chứng từ gốc khác).
– Luật Bistax tiến hành kiểm tra, hoàn thiện bộ hồ sơ nhập khẩu, trình ký bộ chứng từ nhập khẩu và đăng ký kiểm tra nhà nước, kiểm định, giấy phép nhập khẩu (nếu có).
– Theo dõi thông tin hàng về tới Việt Nam, trình manifest hàng vận chuyển đường biển (nếu có).
– Liên hệ khách hàng nhận bộ hồ sơ hải quan đã ký tên đóng dấu, chữ ký số, đăng ký tài khoản VNACCS (nếu chưa đăng ký), truyền tờ khai hải quan.
– Lấy lệnh giao hàng, cược container (nếu hàng nguyên container có yêu cầu cược container), giấy ủy quyền (nếu hàng Air).
– Tiến hành thanh toán chi phí tại cảng, sân bay, và bên thứ ba cùng với đó là nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có).
– Nộp hồ sơ tại cơ quan hải quan, xuất trình hàng hóa để kiểm tra (kiểm hóa), thông quan hàng hóa.
– Thực hiện thủ tục nhận hàng tại kho và giao hàng về kho mà khách hàng yêu cầu.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Luật Bistax cam kết quy trình nhập khẩu hoàn thành nhanh tiến độ giúp rút ngắn thời gian, hàng hoá an toàn và hoàn toàn hợp pháp. Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ hotline 07777 23283 để được tư vấn chi tiết.