Thành lập công ty không hề khó, bạn chỉ cần duy nhất 01 bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu là có ngay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn phải hoàn tất các thủ tục liên quan khác thì mới chính thức được công nhận là một công ty/Doanh nghiệp theo đúng nghĩa. Sau đây Luật Bistax sẽ tổng hợp lại các qui trình thành lập công ty và những việc cần làm sau khi được cấp phép.
Ví dụ: Bạn mua 1 chiếc xe ô tô, bạn còn phải đăng ký biển số, giấy tờ xe thì chiếc xe đó mới chính thức được công nhận là của bạn và có giá trị lưu thông khi tham gia giao thông.
Đối với công ty cũng vậy, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn còn phải làm nhiều thủ tục khác thì mới có giá trị pháp lý.
Xem thêm: Bảng giá dịch vụ thành lập công ty uy tín tại TP HCM
Nội dung bài viết:
- 1 Các qui trình thủ tục thành lập công ty
- 2 Các quy trình sau khi thành lập công ty
- 2.1 Bước 1: Thủ tục khắc dấu
- 2.2 Bước 2: Thủ tục đăng ký mở tài khoản, đăng ký nộp thuế điện tử
- 2.3 Bước 3: Đăng ký chữ ký số
- 2.4 Bước 4: Đăng ký khai báo thuế ban đầu
- 2.5 Bước 5: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT
- 2.6 Bước 6: Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử
- 2.7 Bước 7: Đăng ký giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- 3 4. Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại TPHCM
Các qui trình thủ tục thành lập công ty
Việc sắp xếp qui trình và chuẩn bị hồ sơ đúng sẽ giúp cho thủ tục thành lập công ty được thực hiện suôn sẻ và nhanh chóng. Sau đây, là qui trình tham khảo mà theo kinh nghiệm của Luật Bistax đã thực hiện và áp dụng hiệu quả:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin để đăng ký
- Tên công ty
- Địa chỉ
- Ngành nghề kinh doanh
- Vốn điều lệ
- Danh sách thành viên
- Loại hình doanh nghiệp
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài;
- Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Bước 3: Soạn hồ sơ đăng ký thành lập công ty
- Soạn đơn đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu qui định
- Soạn danh sách tất cả các thành viên góp vốn
- Soạn điều lệ công ty
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Sau khi bạn chuẩn bị giấy tờ và đầy đủ hồ sơ, nếu bạn nộp đăng ký kinh doanh online thì bạn scan toàn bộ hồ sơ có chữ ký đầy đủ.
Hoặc bạn có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương.
Bước 5: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả đăng ký
Bạn hãy theo dõi hồ sơ theo phiếu hẹn mà cơ quan gửi cho bạn. Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, họ sẽ hướng dẫn bạn bổ sung hoặc điều chỉnh thông tin để nộp lại.
Các quy trình sau khi thành lập công ty
Bước 1: Thủ tục khắc dấu
Ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần tiến hành thủ tục khắc dấu
(Trích dẫn Điều 44 Luật Doanh nghiệp về Con dấu của doanh nghiệp)
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
c) Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
(Biểu mẫu công bố mẫu dấu tại đây)
2. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Như vậy, hiện nay Luật doanh nghiệp cho phép bạn tự quyết định về hình thức, số lượng con dấu.
Bước 2: Thủ tục đăng ký mở tài khoản, đăng ký nộp thuế điện tử
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công bố dấu bạn phải tiến hành thủ tục mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử. Hiện nay, theo quy định của Luật thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký khai thuế điện tử.
Xem thêm: Bảng giá thiết bị khai thuế điện tử
Sau khi mua thiết bị khai thuế điện tử, việc đầu tiên bạn phải đăng ký nộp tờ khai lệ phí môn bài qua mạng. Nếu đã được kích hoạt nộp thuế điện tử, bạn phải đóng thuế Môn bài tùy theo mức vốn điều lệ mà bạn đã đăng ký.
Xem thêm: Mức nộp thuế môn bài mới nhất
Thời hạn nộp tờ khai môn bài là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Đăng ký chữ ký số
Chữ ký số là một ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp thể ký các văn bản, tài liệu điện tử như là việc ký & đóng dấu các văn bản thông thường. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều dùng chữ ký số.
Chữ ký số được dùng trong các trường hợp phổ biến như:
- Ký hóa đơn điện tử
- Ký tờ khai thuế điện tử
- Ký hợp đồng điện tử
Bước 4: Đăng ký khai báo thuế ban đầu
Việc khai báo thuế ban đầu là hồ sơ để cơ quan thuế căn cứ vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp bạn. Một số hình thức được áp dụng như kê khai thuế theo tháng hoặc theo quý.
Xem thêm:
Bước 5: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT
Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lý trong thời hạn quy định.
Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
Bước 6: Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử
Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
Bước 7: Đăng ký giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Cuối cùng người thực hiện thực hiện một số thủ tục khác đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đáp ứng đầy đủ về mặt pháp lý, chẳng hạn như xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (ngành sản xuất hàng thực phẩm), quyết định cho phép thành lập trường (đối với ngành giáo dục)…
Như vậy, quy trình thành lập công ty tới đây đã tạm hoàn chỉnh. Lưu ý, theo định kỳ bạn phải khai báo với cơ quan thuế kể cả công ty bạn chưa phát sinh chứng từ gì cả.
4. Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại TPHCM

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, trong đó có dịch vụ thành lập công ty là một trong những dịch vụ được nhiều doanh nghiệp tại TPHCM tin tưởng để làm giấy phép kinh doanh uy tín. Những ưu điểm mang đến cho khách hàng khi thực hiện dịch vụ làm giấy tờ tại Luật Bistax như sau:
- Tư vấn hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh, gọn
- Mọi chi phí được báo giá trọn gói, có hợp đồng dịch vụ rõ ràng
- Cam kết không phát sinh chi phí
- Hồ sơ giao, nhận tận nơi
- Hỗ trợ tư vấn các thủ tục kèm theo sau khi thành lập miễn phí
- Được giá ưu đãi khi sử dụng kèm các dịch vụ khác

HÃY GỌI NGAY 07777 23283 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ NẾU NHƯ BẠN CÒN THẮC MẮC!
Tham khảo thêm:
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
- Thành lập công ty tnhh một thành viên cần những gì?
- Thủ tục và điều kiện thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên