Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Các việc cần làm sau khi thành lập công ty

Cập nhật lần cuối: 05/05/2023.

Sau khi hoàn tất các thủ tục và được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thêm một số nội dung để đảm bảo quá trình hoạt động được thuận lợi, hợp pháp. Dưới đây, Luật Bistax nêu ra các việc cần làm sau khi thành lập công ty để chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, thành viên công ty nắm bắt và thực hiện. Việc tiến hành các việc cần làm sau khi thành lập công ty bên dưới một số là bắt buộc, một số là cần thiết phải thực hiện để hoạt động kinh doanh được trơn tru. Vì thế, toàn bộ các việc cần làm sau khi thành lập công ty mà chúng tôi liệt kê bên dưới đều cần thiết và nên được thực hiện ngay sau khi được cấp mã số thuế.

Một số công việc cần thực hiện sau khi thành lập công ty

Các việc cần làm sau khi thành lập công ty
Các việc cần làm sau khi thành lập công ty

1. Khắc con dấu công ty

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thì việc khắc dấu công ty được quy định như sau:

“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

  1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
  3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”

Nhìn chung, các quy định về việc sử dụng con dấu công ty tương tự quy định cũ tại Luật doanh nghiệp 2014, điểm khác biệt lớn nhất ở đây là trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp không cần thực hiện nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh, đồng thời mẫu dấu không được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ được đơn vị khắc dấu cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Treo bảng hiệu công ty

Bảng hiệu công ty được treo tại trụ sở chính, đồng thời các đơn vị trực thuộc cũng phải treo bảng hiệu tương ứng với thông tin thành lập. Theo quy định của Luật quảng cáo, việc treo bảng hiệu là bắt buộc, nếu doanh nghiệp không treo bảng hiệu hoặc treo bảng hiệu không đúng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Các thông tin trên bảng hiệu bao gồm: Tên doanh nghiệp; Mã số thuế; Địa chỉ trụ sở chính; Thông tin liên hệ (SĐT, Email, Fax, Website) và gắn tại trụ sở chính của công ty.

3. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng

Việc mở tài khoản ngân hàng không phải là quy định bắt buộc sau khi thành lập công ty, tuy nhiên điều này là cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi hiện nay, đối với các khoản chi lớn hơn 20.000.000 triệu đồng bắt buộc thực hiện bằng hình thức chuyển khoản. Việc chuyển/nhận tiền qua tài khoản công ty cũng là điều bắt buộc đối với doanh nghiệp khác để tạo sự tin tưởng.

Trên thực tế, các DN đều mở tài khoản ngân hàng, tài khoản ngân hàng có tác dụng như sau:

  • Là điều kiện để DN đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng đối với những giao dịch trên 20 triệu;
  • Giúp DN thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao tính chuyên nghiệp trong giao dịch, thanh toán…

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần thực hiện thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp. Thủ tục này được thực hiện bằng cách nộp hồ sơ thông báo trực tiếp đến cơ quan thuế. 

4. Đăng ký thuế ban đầu

Thủ tục này được thực hiện ngay sau khi thành lập công ty bằng văn bản đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định.

Thông thường, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải lập một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu để gửi lên cơ quan thuế bao gồm giấy tờ sau:

(1) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(2) Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc);

(3) Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, người phụ trách kế toán;

(4) Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật, của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán;

(5) Công văn đăng ký hình thức kế toán, chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn;

(6) Văn bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (nếu có tài sản cố định);

(7) Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Xem thêm:

5. Nộp tờ khai thuế môn bài

Căn cứ vào Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:

  • Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới);
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.

Quy định về thời gian nộp tờ khai thuế môn bài: 

– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh ngay (ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). 

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu doanh nghiệp mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh ngay.

6. Mua chữ ký số và hóa đơn điện tử

Mua chữ ký số là việc quan trọng trong các việc cần làm sau khi thành lập công ty vì hiện nay toàn bộ các thủ tục nộp tờ khai, ký hóa đơn VAT đều thực hiện online bằng chữ ký số của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số và điền các mẫu tờ khai theo yêu cầu, cung cấp giấy tờ cần thiết sẽ được cấp chữ ký số.

Song song với chữ ký số, hóa đơn điện tử là bắt buộc phải có để xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng. Thủ tục này cũng được thực hiện thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. 

Xem thêm:

7. Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông:

DN phải lập sổ đăng ký thành viên đối với Công ty TNHH, sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty Cổ phần ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lưu trữ tại trụ sở chính DN hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán đối với sổ đăng ký cổ đông.

8. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (gọi là GTGT):

Có 02 phương pháp phổ biến tính thuế GTGT, đó là:

– Phương pháp tính trực tiếp, bao gồm:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

– Phương pháp khấu trừ thuế bao gồm các DN đang hoạt động đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
  • Các DN mới thành lập thì thuộc đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu; Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp sau đây thì doanh nghiệp có thể tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:

+ Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

+ Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

9. Áp dụng Hóa đơn

Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối với những cơ sở kinh doanh mới thành lập trong giai đoạn 19/10/2020 đến 30/6/2022 sẽ áp dụng hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn giấy theo sự hướng dẫn của Cơ quan thuế chủ quản.

Trường hợp chưa đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để sử dụng hóa đơn điện tử thì sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP, đồng thời thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT (Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP) cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, DN của bạn sẽ sử dụng hóa đơn theo hướng dẫn của Cơ quan thuế. Thời hạn bắt buộc 100% DN sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022, tuy nhiên Chính phủ luôn khuyến khích DN áp dụng hóa đơn điện tử trước thời hạn.

10. Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động:

Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.

11. Thông báo về số lao động làm việc tại DN:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị (Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

12. Xây dựng Thang lương, Bảng lương:

Theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Xây dựng thang lương, bảng lương, cụ thể:

  • Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  • Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.
  • Thang lương, Bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện

13. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động:

Theo Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội quy lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
  • Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

14. Thành lập Công đoàn:

Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công đoàn); thì trước tiên, những người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ban vận động) và nên liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.

Điều kiện để có thể thành lập Công đoàn là phải có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc, phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

15. Lưu ý về Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:

Khi thành lập, DN hãy lưu ý đến ngành, nghề kinh doanh của mình, nếu thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì DN phải đảm bảo các điều kiện và phải bảo đảm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của mình.

Đối với một số ngành, nghề chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh. Đối với nhiều ngành, nghề thì phải cần giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện… trước khi kinh doanh.

Luật Bistax vừa thông qua toàn bộ các việc cần làm sau khi thành lập công ty, quý khách hàng lưu ý sau khi thành lập phải nhớ thực hiện các công việc trên càng sớm càng tốt để doanh nghiệp sớm đi vào ổn định. Trường hợp quý khách chưa rõ thông tin nào trong cục mục cần làm nêu trên và cần sự hỗ trợ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Luật Bistax để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục cần thiết.

Tham khảo thêm:

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang