Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Quy trình thủ tục thành lập công ty tài chính

Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.

Hiện nay, các công ty tài chính hoạt động rất nhiều song hầu như vẫn hoạt động rất hiệu quả bởi nhu cầu vay vốn của một số cá nhân, gia đình luôn là một con số đáng kể và không phải ai cũng đáp ứng được các điều kiện khắt khe của các ngân hàng. Chính vì hiệu quả của mô hình kinh doanh này mà việc thành lập công ty tài chính cũng nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Vậy, thành lập công ty tài chính có khó không, quy trình thành lập công ty tài chính ra sao? Bài viết này sẽ giúp quý khách hàng đang tìm hiểu để thành lập công ty tài chính dễ hình dung và tự tin đầu tư hơn. 

Thế nào là một công ty tài chính?

Khi tìm hiểu để thành lập công ty tài chính, trước hết cần phải hiểu thế nào là một công ty tài chính. Khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Theo đó, có thể hiểu công ty tài chính là một hình thức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thành lập theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và thực hiện một số hoạt động ngân hàng (trừ nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng).

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới các hình thức sau đây:

  1. Công ty cổ phần do các cổ đông là tổ chức và cá nhân cùng góp vốn thành lập theo quy định;
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một ngân hàng thương mại Việt Nam làm chủ sở hữu;
  3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn thành lập (trong đó một ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn thành lập.

Như vậy, khi nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức muốn thành lập công ty tài chính thì chỉ có thể thành lập, tổ chức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.

Những điều kiện cơ bản khi thành lập công ty tài chính

Về mức vốn pháp định:

Khoản 5 Điều 2 Nghị định 86/2019 quy định về múc vốn pháp dịnh đối với công ty tài chính, theo đó con số này là 500 tỷ đồng. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp đối với hoạt động của công ty tài chính.

Về cổ đông sáng lập:

Các điều kiện về cổ đông sáng lập được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2016/TT-NHNN và được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-NHNN.

Ngoài ra, các điều kiện khác cần đáp ứng đối với từng cổ đông:

  • Cổ đông là cá nhân:

– Phải mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật.

– Không thuộc các trường hợp là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

  • Cổ đông là tổ chức:

– Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Kinh doanh có lãi trong 03 năm liên tục trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép.

– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định đến ngày nộp hồ sơ.

– Thêm vào đó, đối với tổ chức là doanh nghiệp Việt Nam (trừ ngân hàng thương mại) cần đảm bảo các điều kiện về vốn sở hữu tối thiểu là 500 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu là 1000 tỷ đồng trong 03 năm tài chính liền kề trước ngày nộp hồ sơ. 

Quy trình thành lập công ty tài chính

Điều kiện thành lập công ty tài chính
Điều kiện thành lập công ty tài chính

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập công ty tài chính và nộp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự kiến đặt địa chỉ trụ sở chính (nộp online thông qua hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp). Thời gian xử lý hồ sơ 03 ngày làm việc. Bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, văn bản sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các cổ đông sáng lập (nếu là cá nhân); Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn (nếu là tổ chức);
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần

Sau khi hoàn thành bước thành lập công ty tài chính để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp tục chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp phép tại Ngân hàng nhà nước. Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin cấp Giấy phép (theo mẫu).
  • Dự thảo Điều lệ, phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
  • Danh sách, lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty tài chính.
  • Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn.
  • Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm: Quyết định thành lập; Điều lệ hiện hành; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành; Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp; Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.

Doanh nghiệp gửi 02 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản phản hồi xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản phản hồi yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 15, khoản 7 Điều 16 Thông tư này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

Trên đây là quy trình thành lập công ty tài chính đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Thành lập công ty tài chính nghĩa là bước chân vào con đường kinh doanh của một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện với những nguyên tắc, quy định hết sức khắt khe và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Chính vì vậy, hầu như các bước của quy trình thành lập công ty tài chính đều đòi hỏi những yêu cầu, điều kiện đặc thù.

Trong trường hợp quý khách hàng còn thắc mắc và cần tư vấn, hỗ trợ đối với thủ tục thành lập công ty tài chính, hãy liên hệ ngay với Luật Bistax, đội ngũ chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hàng giải đáp và thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang