Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Muốn xuất khẩu nông sản phải làm gì? Giấy phép xuất khẩu nông sản cần có gì?

Chất lượng nông sản sạch và đạt chuẩn tại nước ta đang ngày càng được nâng cao chất lượng và được nhiểu thị trường nước ngoài chấp nhận. Như vậy, muốn xuất khẩu nông sản phải làm gì? Giấy phép xuất khẩu nông sản cần có gì? và thủ tục ra sao? Mời bạn, theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn các thủ tục và qui trình để xuất xuất nông sản được thuận lợi và đem lại lợi nhuận cao.

Làm sao để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài?

Mỗi loại trái cây, mỗi loại nông sản có một cách xuất khẩu khác nhau và còn phụ thuộc vào nước nhập khẩu như thế nào. Tùy mỗi nước khác nhau mà có những quy định khác nhau về nhập khẩu. Vì thế, để được xuất khẩu nông sản, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Xác định loại nông sản xuất khẩu: Doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin, quy trình canh tác, các nơi trồng chuyên canh về loại nông sản đó.
  • Kiểm tra xem loại nông sản đã được nước nhập khẩu cho phép hay chưa? Loại giống nông sản như thế nào được phép xuất khẩu ?
  • Nghiên cứu thị trường xuất khẩu nông sản và tìm đối tác
  • Tìm hiểu những quy định khi xuất khẩu nông sản đến nước muốn xuất khẩu

Muốn xuất khẩu nông sản phải làm gì?

Muốn Xuất khẩu nông sản phải làm gì
Muốn Xuất khẩu nông sản phải làm gì

(1) Tổ chức/cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản cần đệ trình yêu cầu lên Cục Bảo vệ thực vật (tại miền Bắc, Trung tâm KDTV SNK I phụ trách thực hiện công việc này).

(2) Cục Bảo vệ thực vật xem xét, rà soát các tài liệu do tổ chức/cá nhân đệ trình. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng trái cây xin cấp mã số. Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.

(3) Sau khi kiểm tra và khảo sát, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục BVTV sẽ tiến hành cấp mã số vùng trồng (Production Unit Code – P.U.C). Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức/cá nhân xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu;

(4) Cục BVTV sẽ thông báo kết quả và mã số vùng trồng cho tổ chức/ cá nhân đăng ký và gửi mã số đó sang Cơ quan BVTV Quốc gia của nước nhập khẩu. Riêng đối với thị trường Mỹ, Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) dựa trên mã số P.U.C của Cục BVTV. Trường hợp xuất trái cây vào Mỹ, thùng hàng phải có đầy đủ thông tin của 2 loại mã số trên.

Việc cấp mã số vùng trồng trái cây xuất khẩu chỉ áp dụng cho một số thị trường khó tính như Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh và một số nước thuộc liên minh Châu Âu (EU).

Điều kiện để được cấp mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu

1. Yêu cầu diện tích và điều kiện canh tác trong vùng trồng

  • Diện tích vùng trồng có thể dao động từ 6 – 10 ha/mã; không được quá 12 ha/ mã để tiện cho việc quản lý;
  • Vùng trồng trái cây xuất khẩu có thể không có chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương (GlobalGAP….) nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc các quy trình tương đương.
  • Vùng trồng xin cấp mã số phải là vùng sản xuất tập trung, không có nhà dân hoặc chợ, chăn thả gia súc, gia cầm trong bên trong vùng trồng.
  • Vùng trồng xin cấp mã số phải trồng duy nhất 1 loại giống cây ăn quả.
  • Không trồng xem các loại cây trồng cùng họ với cây trồng chính hoặc các cây ký chủ của các loài dịch hại là đối được KDTV của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA).

 2. Yêu cầu về sổ sách ghi chép

  • Tổ chức, cá nhân đăng ký xin cấp mã số phải có sổ sách để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong 1 vụ canh tác (đốn tỉa, chăm sóc, bón phân, phun thuốc…) phải được ghi lại đầy đủ, rõ ràng.
  • Nếu vùng trồng gồm nhiều hộ gia đình thì mỗi hộ trong vùng trồng phải có 1 quyển sổ ghi chép, người đại diện của vùng trồng phải có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ sổ ghi chép của từng thành viên trong mã số và ghi lại vào sổ chính để trình cơ quan quản lý khi được yêu cầu.
  • Yêu cầu về sổ sách là rất quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc khi trái cây có vấn đề ở nước nhập khẩu (dư lượng thuốc, dịch hại….).

3. Yêu cầu về vệ sinh trên đồng ruộng

  • Xung quanh và bên trong vùng trồng phải sạch cỏ dại, đặc biệt là bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác khác.
  • Phải có 1 khu vực riêng để tập kết và tiêu hủy bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác của cả vùng trồng.

4. Yêu cầu về thành phần dịch hại trong vùng sản xuất

  • Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành điều tra, thu mẫu và giám định thành phần dịch hại đang có trên vùng trồng trái cây xuất khẩu.
  • Vùng trồng trái cây chỉ được cấp mã khi không có loài dịch hại nào là đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV) của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) hoặc tổ chức/cá nhân xin cấp mã phải có biện pháp kiểm soát và phòng trừ đảm bảo loài dịch hại đó không xuất hiện trên đồng ruộng. Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ để giám sát vấn đề dịch hại.

5. Yêu cầu về sử dụng thuốc BVTV trong vùng trồng xuất khẩu

  • Vùng trồng trái cây xuất khẩu phải sử dụng 1 bộ thuốc BVTV (thuốc trừ bệnh, trừ sâu và thuốc cỏ) đảm bảo không chứa các hoạt chất hóa học mà nước nhập khẩu cấm sử dụng.
  • Bộ thuốc sử dụng này phải được sự xác nhận của Chi cục Trồng trọt & BVTV địa phương.

Giấy phép xuất khẩu nông sản cần có giấy phép gì?

Để xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp cần đảm bảo có các giấy phép cơ bản gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/Chứng nhận ISO 22000/Chứng nhận HACCP;
  • Kiểm nghiệm sản phẩm nông sản;
  • Công bố chất lượng sản phẩm nông sản;
  • Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm nông sản, mã số vùng trồng PUC; Đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
  • Đăng ký thương hiệu độc quyền và bản quyền logo nhãn hiệu.

Tùy vào quốc gia nhập khẩu yêu cầu mà doanh nghiệp xuất khẩu cần tiến hành thực hiện các loại giấy phép sau, đó là:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
  • Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) Đối với các loại nông sản có quy định tại Điều 1, Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Qui trình thủ tục xuất khẩu nông sản

Bước 1: Kiểm tra đầy đủ các yêu cầu trước khi xuất khẩu nông sản

Đối với thủ tục xuất từ Việt Nam: nhà nước rất khuyến khích việc xuất khẩu nên không có gì khó khăn về thủ tục cả, thường thì chỉ cần làm kiểm dịch cho lô hàng. Nhận kết quả kiểm dịch đạt thì có thể thông quan và cho hàng xuất phát.

Đối với thủ tục nhập: bạn cần chú trọng các yêu cầu mà đối tác đưa ra cụ thể cho lô hàng, bởi điều đó là những điều đảm bảo việc lô hàng thông quan thành công và đạt tiêu chuẩn mà họ yêu cầu. Ví dụ như:

  • Kiểm dịch thực vật
  • Hun trùng
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật hàng nông sản xuất khẩu.
  • Cách đóng hàng, bảo quản, bao bì,…
  • Chiếu xạ
  • Chứng nhận xuất xứ – CO
  • Nhãn mác

Bước 2: Chuẩn bị chứng từ xuất khẩu

Với các chứng từ đã chuẩn bị, kết hợp với tờ khai hải quan để nộp cho hải quan tại cảng/sân bay xuất phát. Có kết quả phân luồng, tiếp tục thông quan lô hàng và bắt đầu vận chuyển.

Chứng từ cần thiết cho thủ tục xuất khẩu nông sản

  • Bill
  • Invoice
  • Packing list
  • CO – chứng nhận xuất xứ
  • Giấy kiểm dịch – Phytosanitary Certificase
  • Chứng nhận hun trùng – Fumigation

Chứng từ cần thiết cho thủ tục nhập khẩu nông sản

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E)
  • Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
  • Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
  • Giấy kiểm dịch – Phytosanitary Certificase

Bước 3: Khai báo hải quan và thông quan 

Khi hàng hạ về CY cảng, chủ hàng hoặc đơn vị dịch vụ thông quan sẽ khai báo hải quan và làm các thủ tục cần thiết để thông quan cho hàng hóa.

Trên đây, là những thông tin chia sẻ về nội dung các thủ tục xin xuất khẩu nông sản. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này.

Tham khảo thêm:

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang