Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.
Loại hình công ty cổ phần được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn vì những ưu điểm mà loại hình này mang lại. Với nhiều chính sách được cập nhật thay đổi để phù hợp với thực trang kinh tế hiện nay, năm 2024, cần những điều kiện thành lập công ty cổ phần như thế nào và thủ tục ra sao?
Tìm hiểu thêm: Đặc điểm của công ty cổ phần
Tóm tắt nội dung
Toggle5 Điều kiện thành lập công ty cổ phần năm 2024 là gì?
1. Điều kiện về chủ thể thành lập công ty cổ phần
– Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động, công ty cổ phần luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông (điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020).
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân (điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020).
– Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ của công ty cổ phần phải quy định cụ thể số lượng người đại diện, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của từng đại diện theo pháp luật.
– Người đại diện của công ty cổ phần có thể đồng thời là đại diện của nhiều công ty khác nhau (không phụ thuộc vào loại hình hay quy mô doanh nghiệp) nhưng không đồng thời là trưởng VPDD, chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
2. Điều kiện về tên công ty
– Tên tiếng Việt của công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020):
+ Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.
+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Trước khi đăng ký tên công ty, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà Pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.
4. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh
– Công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách ghi mã ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước; Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Khi đó, ngành, nghề kinh doanh của công ty là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.
Ví dụ:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
01 | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến | 4663 |
– Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.
Ví dụ:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
01 | Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê Chi tiết: Kinh doanh bất động sản. | 6810 |
– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.
Ví dụ:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
01 | Hoạt động viễn thông khác Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng | 6190 |
5. Điều kiện áp dụng với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là một trong các nội dung quan trọng được đề cập tại Luật Đầu tư 2020. Theo đó, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Một số qui định khác về điều kiện thành lập công ty cổ phần
1. Đối tượng không được thành lập công ty cổ phần
Đối tượng không được thành lập công ty cổ phần, tham gia quản lý, điều hành công ty cổ phần được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 trong đó có bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ công chức.
2. Điều kiện Thành lập công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức, công ty
✔ Công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần công ty phải lập ban kiểm soát theo điều 137 Luật doanh nghiệp 2020.
✔ Cổ đông công ty cổ phần là tổ chức, công ty phải tuân thủ quy định về đầu tư, kinh doanh áp dụng cho tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể:
– Cổ đông là tổ chức phải thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần thông qua hình thức chuyển khoản.
– Tổ chức là cổ đông khi ký hợp đồng với công ty cổ phần được thành lập phải tuân thủ quy định về Giao dịch liên kết và Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan theo Điều 167 Luật doanh nghiệp 2020.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần cần có
✔ Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
✔ Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Một người có được làm giám đốc hai công ty cổ phần không?
Luật doanh nghiệp không hạn chế một người được đứng vai trò giám đốc của mấy công ty cổ phần, do vậy công ty cổ phần khi bổ nhiệm chức danh giám đốc chỉ cần quan tâm đến hai điều kiện:
- Điều kiện về trình độ của Giám đốc đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà công ty đang hoạt động.
- Điều kiện về quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm và ký kết hợp đồng lao động theo pháp luật liên quan. Ví dụ: Thuê giám đốc công ty là người nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động.
Để được đăng ký thành lập công ty một cách nhanh chóng, bạn có thể tìm đến dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi để được hỗ trợ. Với kinh nghiệm và chuyên môn của chúng tôi, chúng tôi sẽ giải quyết mọi thủ tục một cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Mọi nhu cầu cần liên hệ, bạn có thể gọi đến số hotline 07777 23283 để được hỗ trợ.
Luật Bistax là đơn vị tại TPHCM chuyên tư vấn thủ tục dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM. Khi thực hiện dịch vụ tại Luật Bistax, khách hàng chỉ cần chuẩn bị CMND/CCCD/hộ chiếu. Mọi thủ tục còn lại đã có Luật Bistax lo.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Bistax:
- Tư vấn kỹ về điều kiện ngành nghề kinh doanh gas theo qui định hiện hành
- Tư vấn cách chọn loại hình kinh doanh phù hợp
- Tư vấn các nghĩa vụ báo cáo thuế sau khi thành lập
- Giá ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ đi kèm: dịch vụ kế toán, thiết bị chữ ký số, hoá đơn điện tử….
6 LÝ DO NÊN CHỌN DỊCH VỤ LÀM GIẤY TỜ CỦA LUẬT BISTAX
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7
Bạn chỉ cần ngồi ở nhà hoặc công ty gọi vào số Hotline tư vấn : 07777 23283 (Zalo/Viber). Đối với hồ sơ khó chúng tôi có thể đến tận nơi để tư vấn (miễn phí).
GIẢI QUYẾT HỒ SƠ KHÓ & NHANH
Nhận giải quyết hồ sơ nhanh, chuyên nhận xử lý các hồ sơ khó và thiếu. Giải quyết được các hồ sơ rắc rối mà cá nhân tổ chức đang mắc phải.
GIAO NHẬN HỒ SƠ TẬN NƠI (Miễn phí)
Dịch vụ tận nơi miễn phí bao gồm: Trình ký và bàn giao hồ sơ tận nơi. Chỉ cần 1 chữ ký ủy quyền của bạn, hồ sơ giấy tờ còn lại là việc của chúng tôi.
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỌN ĐỜI
Luật sư, Chuyên viên pháp lí luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi vấn đề bạn gặp phải và đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
HỢP ĐỒNG RÕ RÀNG
Biên bản ký nhận hồ sơ giữa hai bên để đảm bảo tiến độ cho công việc của bạn. Tạo sự rõ ràng và tránh sai sót trong quá trình thực hiện dịch vụ giữa 2 bên.
TỐI ƯU THỦ TỤC
Được tư vấn bởi chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu các thủ tục nhà nước và các luật mới về nhà nước Việt Nam.