Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Bác sĩ nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần ĐIỀU KIỆN và GIẤY TỜ gì

Cập nhật lần cuối: 12/07/2024.

Hiện nay, với nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân ở Việt Nam. Các cơ sở khám chữa bệnh có bác sĩ nước ngoài ngày càng gia tăng. Do liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người dân, vì thế việc giám sát và quản lý bác sĩ nước ngoài cần tuân thủ theo quy định. Quy định về điều kiện để bác sĩ nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Bác sĩ nước ngoài cần phải có những giấy tờ gì để được hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam.

Bác sĩ nước ngoài cần phải có những giấy tờ gì 

Bác sĩ nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Bác sĩ nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Để bác sĩ nước ngoài làm việc và hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam, cần phải có giấy tờ sau:

– Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

– Có giấy phép lao động cho bác sĩ nước ngoài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

– Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận là lương y;
+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện để bác sĩ nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Đảm bảo điều kiện về ngôn ngữ:

Bác sĩ nước ngoài cần đáp ứng điều kiện về ngôn ngữ như sau: Xin cấp chứng nhận tiếng Việt thành thạo hoặc xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện phiên dịch cho người phiên dịch. Cụ thể như sau:

– Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không có giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo thì phải có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ của người đó đăng ký sử dụng sang tiếng Việt.

– Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đăng ký sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải là tiếng mẹ đẻ của người đó để khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó và phải có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt.

– Người phiên dịch phải có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người nước ngoài đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và có hợp đồng lao động với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người nước ngoài làm việc.

Điều kiện xác nhận quá trình thực hành:

Bác sĩ nước ngoài phải có Giấy xác nhận quá trình thực hành:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản; hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ người Việt Nam

Bác sĩ nước ngoài cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm có:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu;
– Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn phù hợp với các đối tượng hành nghề;
– Giấy xác nhận quá trình thực hành;
– Bản sao hợp lệ giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp;
– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh; hoặc
2. Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc; hoặc
3. Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng;
4. Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ   đẻ để khám bệnh, chữa bệnh:
5. Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, và;
6. Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc;
7. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc  giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng;
8. Lý lịch tư pháp (áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động);
9. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm.
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang