Cập nhật lần cuối: 22/09/2023.
Hiện diện thương mại tiếng anh là Commercial Presence. Hiện diện thương mại của nhà đầu tư tại Việt Nam được hiểu như thế nào? được quy định ra sao ? và các hình thức để thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nội dung này, thì mời bạn xem qua nội dung chia sẻ này của Luật Bistax nhé.
Tóm tắt nội dung
ToggleHiện diện thương mại là gì?
Hiện diện thương mại là dịch vụ giúp nhà đầu tư mang một quốc tịch đến với một quốc gia khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp các dịch vụ ở đó.
Thương nhân nước ngoài muốn hoạt động lâu dài tại Việt Nam thường phải thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Hiện diện thương mại bao gồm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Để nhận diện hiện diện thương mại, cần lưu một số đặc điểm sau:
– Dịch vụ có sự dịch chuyển qua biên giới nhưng người cung ứng dịch vụ không nhất thiết phải di chuyển sang lãnh thổ quốc gia khác.
– Khi thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ quốc gia phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật của quốc gia đó đối với từng hình thức hiện diện thương mại cụ thể trong từng ngành, nghề kinh doanh.
Các hình thức hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo 4 hình thức hiện diện thương mại phổ biến nhất của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
1. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc bắt buộc liên doanh với thương nhân Việt Nam theo một tỷ lệ vốn góp nhất định.
Trong trường hợp thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hay còn gọi là thành lập doanh nghiệp FDI thì nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Thương nhân nước ngoài có thể thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình doanh nghiệp được quy định (công ty cổ phần, Công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân); theo đúng trình tự, thủ tục được thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh, hoạt động trong những ngành nghề thương nhân nước ngoài không bị hạn chế theo Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Trong trường hợp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của một thương nhân Việt Nam theo tỷ lệ luật định và phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Tham khảo thêm: Điều kiện thành lập công ty FDI
2. Thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Thành lập Văn phòng đại diện
Các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhưng các văn phòng đại diện không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại, du lịch nhưng không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.
4. Thành lập hiện diện thương mại theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam:
Hiện diện thương mại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập tổ chức kinh tế. Hình thức hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, góp vốn, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và cùng chịu rủi ro chung mà không thành lập pháp nhân. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho các nhà đầu tư.
Hình thức này cho phép các bên hoạt động với tư cách pháp lý độc lập, linh hoạt giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được thực hiện trên diện rộng với nhiều lĩnh vực. Đặc biệt các ngành công nghệ, sản xuất.
Xem thêm: Những nguyên tắc góp vốn kinh doanh bạn nên biết
Quy định về thành lập hiện diện thương mại của nhà đầu tư tại Việt Nam
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hiện diện thương mại như sau:
– Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
Trên đây là một số quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức hiện diện thương mại của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giúp khách hàng áp dụng vào từng trường hợp của doanh nghiệp mình cho phù hợp. Nếu vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ dịch vụ làm giấy phép tại Luật Bistax để được tư vấn.
Dịch vụ tư vấn đầu tư thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam
Để có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam một cách nhanh nhất, bạn hãy liên hệ đến dịch vụ thành lập công ty nước ngoài cho tất cả các hình thức tại Luật Bistax. Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể nhà đầu tư, chuyên viên chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể các hình thức đầu tư phù hợp, tiết kiệm và nhanh nhất.
Quý khách hàng chỉ cần có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo sự hướng dẫn của chúng tôi. Mọi việc còn lại, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng hoàn tất, tất cả các khâu từ soạn hồ sơ, trình ký hồ sơ, nộp hồ sơ, tư vấn kế toán… và giao giấy phép tận nơi.
Ngoài ra, quý khách hàng sẽ được tư vấn về các giấy tờ cần thiết để nhà đầu tư làm việc và cư trú tại Việt Nam một cách hợp pháp như giấy phép lao động, thẻ tạm trú, giấy phép lái xe…
Đến với Luật Bistax, khách hàng hoàn toàn yên tâm về hoạt động đầu tư thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Tham khảo thêm:
Người nước ngoài đăng ký kinh doanh ở Việt Nam cần thủ tục gì
Cách Chuyển từ công ty Việt Nam sang công ty có vốn nước ngoài
Thành lập công ty vốn nước ngoài cần GIẤY TỜ gì và THỦ TỤC ra sao
Chi phí thành lập công ty vốn nước ngoài