• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6: Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Thành lập công ty
07777 23283
0931 784 777

Kế toán - Thuế
07777 23283
0938 002 122

Giấy phép lao động
0903 002 122
0903 784 789

Visa - Thẻ Tạm Trú
0903 784 789

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Thủ Tục Xin Giấy Phép Lao Động Theo Hình Thức Di Chuyển Trong Nội Bộ Doanh Nghiệp

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là một trong những hình thức mà người nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Người nước ngoài làm việc  qua hình thức này phải làm thủ tục xin GPLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, được hướng dẫn chi tiết tại quy định về di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp với người lao động nước ngoài được quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP).. Qua bài viết này, Luật Bistax xin hướng dẫn doanh nghiệp những thủ tục xin GPLĐ theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20/11/2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;
  • Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2020 có hiệu lực từ ngày 15/02/2021.
  • Nghị định 70/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/9/2023.

Xem thêm: Chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

(Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/NĐ-CP)

“Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.”

Như vậy, có 4 đối tượng được xin GPLĐ theo hình thức di chuyển trong nội bộ Doanh nghiệp là:

1.1. Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ ở vị trí Nhà Quản lý

Nhà quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty, sẽ gồm 1 trong các giấy tờ sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp : Trên nội dung giấy chứng nhận doanh nghiệp có ghi rõ họ tên của Giám Đốc công ty
  2. Điều lệ công ty: Một số doanh nghiệp quy định rõ vị trí, chức danh nghiệm vụ của nhà quản lý trong điều lệ công ty và đây cũng được xem là loại giấy tờ quan trọng để chứng minh khi xin giấy phép lao động cho nhà quản lý.
  3. Thư bổ nhiệm vị trí quản lý: Các trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thường gặp trường hợp mẹ ở công ty nước ngoài bổ nhiệm vị trí quản lý và điều động nhân sự này sang làm việc ở Việt Nam.

1.2 Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ ở vị trí Giám đốc Điều hành

Giám đốc điều hành là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất một lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

1.3. Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ ở vị trí Chuyên gia

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

+ Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

1.4. Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ ở vị trí Lao động kỹ thuật

Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

2. Điều kiện xin GPLĐ theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp?

Lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

  1. Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  2. Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  3. Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động 2019.

Ngoài ra, khi làm việc tại Doanh nghiệp ở Việt Nam người lao động nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện riêng của hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp sau:

  • Có giấy tờ chứng minh đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục;
  • Văn bản chứng minh doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc ở hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có được miễn GPLĐ không?

Xin Giấy phép lao động di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp

Xin Giấy phép lao động theo hình thức di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp

Theo quy định Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 152/2021/NĐ-CP, xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hai trường hợp sau:

  • Đối với người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải không thuộc diện cấp GPLĐ. Hay nói cách khác, người lao động nước ngoài của doanh nghiệp nước ngoài có ngành nghề kinh doanh thuộc 11 ngành nêu trên sẽ được miễn GPLĐ khi sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam làm việc.
  • Đối với các ngành nghề không thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ nêu trên sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo thủ tục thông thường.

4. Thủ tục xin cấp GPLĐ theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Bài viết này sẽ trình bày thủ tục xin work permit cho 02 trường hợp: Cấp giấy phép lao động và miễn giấy phép lao động theo hình thức di chuyển nội bộ. Bạn cần xem kỹ đối tượng lao động thuộc trường hợp nào tại Mục 3 ở trên để lựa chọn hồ sơ cho phù hợp.

♦ Đối với trường hợp miễn GPLĐ:

Bước 1: Hồ sơ đăng ký Giải trình nhu cầu sử dụng lao động

  • Thời điểm nộp hồ sơ: Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) cần thực hiện nộp hồ sơ này lên cơ quan có thẩm quyền.
  • Hồ sơ chuẩn bị:
  • Mẫu 01/PLI nghị định 152/2020/NĐ-CP về giải trình nhu cầu sử dụng là người nước ngoài.
  • Cơ quan tiếp nhận:
    • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc;
    • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trực thuộc tỉnh/ thành phố hoặc;
    • Trường hợp nơi làm việc tại khu công nghiệp, tổ chức thực hiện nộp tại ban quản lý các khu công nghiệp.
  • Thời hạn xử lý: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 2: Xin giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

  • Mẫu số 09/PLI Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có thời hạn 12 tháng, còn thời hạn tới ngày nộp hồ sơ bản gốc hoặc sao y công chứng.
  • Bản sao chứng thực văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với các trường hợp cần giải trình.
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • Bản sao y chứng thực và phải được hợp pháp hoá lãnh sự, dịch thuật sang tiếng Việt các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan tiếp nhận và chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động ở Bước 1.

Thời hạn xử lý: 05 ngày làm việc và trả kết quả là văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời rõ lý do.

♦ Đối với trường hợp cấp GPLĐ theo thủ tục thông thường:

Thủ tục Xin cấp GPLD cho người nước ngoài

Thủ tục Xin cấp GPLD cho người nước ngoài

Bước 1: Hồ sơ đăng ký Giải trình nhu cầu sử dụng lao động

Hồ sơ chuẩn bị và thủ tục nộp giống như ở bước 1 của trường hợp 1.

Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động

Thời điểm nộp hồ sơ: trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Hồ sơ làm giấy phép lao động cần chuẩn bị gồm:

  • Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có thời hạn 12 tháng, còn thời hạn tới ngày nộp hồ sơ bản gốc hoặc sao y công chứng.
  • Bản chính Phiếu lý lịch tư pháp cấp tại nước ngoài hoặc cấp tại Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh trình độ đáp ứng nhu cầu công việc dự định làm việc tại Việt Nam (bao gồm bằng cấp chuyên môn, chứng minh kinh nghiệm làm việc);
  • 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
  • Bản sao chứng thực văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với các trường hợp cần giải trình.

Lưu ý: Các giấy tờ do nước ngoài cấp phải được Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt theo quy định.

Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan tiếp nhận và chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động ở Bước 1.

Thời hạn xử lý: 05 ngày làm việc và trả kết quả là Giấy phép lao động (work permit). Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời rõ lý do.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

5. Dịch vụ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp tại Luật Bistax

Luật Bistax là một trong những đơn vị tại TP.HCM chuyên hỗ trợ làm thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ dịch vụ Giấy phép lao động cho người nước ngoài, Luật Bistax hỗ trợ khách hàng đầy đủ các dịch vụ:
  • Tư vấn cụ thể từng trường hợp
  • Dịch vụ xin cấp lý lịch tư pháp không cần trình diện
  • Hỗ trợ khách hàng khám sức khoẻ tại các bệnh viện đủ điều kiện
  • Hỗ trợ xin dấu hợp pháp hoá lãnh sự
  • Dịch công chứng các văn bản nước ngoài
  • Thực hiện các thủ tục với cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép lao động
Hãy tham khảo ngay dịch vụ làm Giấy phép lao động tại TPHCM Luật Bistax. Chúng tôi sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, giải quyết được các hồ sơ khó. Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!  
Tham khảo thêm:

Vì Sao Nên Chọn Luật Bistax?

  • Đảm bảo hồ sơ thành công cao
  • Tư vấn tận tâm, giải quyết các vấn đề thủ tục nhanh gọn, tối ưu nhằm hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh chi phí sau này.
  • Có hợp đồng cam kết rõ ràng
  • Chúng tôi tự tin với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của mình để đem đến kết quả thành công cho khách hàng
  • Được giá ưu đãi khi sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ
5/5 - (2 bình chọn)

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá

Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283

English Speaking Consultant

0938 336 885

 
Giấy phép lao động

0903 002 122 0903 784 789

Tư vấn Thành lập công ty

07777 23283 0931 784 777

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

07777 23283 0938 002 122

Dịch vụ khác

07777 23283

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top