Cập nhật lần cuối: 01/10/2024.
Trong thủ tục làm hồ sơ xin giấy phép lao động, doanh nghiệp cần có bước xin văn bản đăng ký báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiên, Theo Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì một số trường hợp người lao động nước ngoài không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Luật Bistax xin liệt kê 11 trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài như sau:
Tóm tắt nội dung
Toggle11 trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài:
Không cần giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài
– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
– Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
– Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
Như vậy, doanh nghiệp cần phải xác định đối tượng lao động người nước ngoài có thuộc một trong 11 trường hợp nêu trên hay không rồi mới tiến hành làm hồ sơ xin giấy phép lao động. Nếu nằm ngoài trường hợp này thì doanh nghiệp có thể tham khảo cách đăng ký văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài qua bài viết sau đây:
Để có thể nắm rõ được các thủ tục làm giấy phép lao động, doanh nghiệp có thể gọi vào số hotline: 07777 23283 để được tư vấn miễn phí. Luật Bistax là một trong những đơn vị chuyên về dịch vụ giấy phép lao động tại TPHCM cho người nước ngoài, vì thế, chúng tôi nắm rất rõ và luôn cập nhật các qui định mới nhất về lao động người nước ngoài. Luật Bistax sẽ giúp doanh nghiệp gỡ rối các hồ sơ khó và thiếu.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Cách Làm Văn Bản Xác Nhận Chuyên Gia Nước Ngoài Trong Hồ Sơ Xin Giấy Phép Lao Động
- Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà quản lý người nước ngoài
- Giấy tờ xác nhận chứng minh kinh nghiệm làm việc khi làm hồ sơ xin work permit
- Miễn GPLĐ cho người nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp