Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.
Thành lập công ty được xem là quá trình thực hiện nhiều thủ tục pháp lý để thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ hợp pháp được quy định bởi những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuỳ theo qui mô hoạt động và ngành nghề kinh doanh mà thủ tục này được xem là đơn giản hay phức tạp. Mời bạn theo dõi nội dung sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách chung nhất để bạn có thể biết cách tự đăng ký thành lập công ty phù hợp cho tất cả các ngành nghề kinh doanh.
Tham khảo thêm: Thành Lập Công Ty Hết Bao Nhiêu Tiền? Cách Thành Lập Công Ty Giá Rẻ
Tóm tắt nội dung
ToggleKhi nào nên bắt đầu đăng ký thành lập công ty
Với hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ được xem là khởi nghiệp kinh doanh an toàn. Khi bạn muốn mở rộng phát triển hoạt động, thì thành lập công ty là cần thiết chỉ khi bạn đang có ý muốn như sau:
- Bạn cần phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng
- Bạn cần tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng mua bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ…
- Bạn cần phải hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh để đúng theo quy định của pháp luật.
Các loại doanh nghiệp để tự đăng ký thành lập công ty
Bạn cần hiểu rõ để xác định chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng, khi bước đầu thành lập công ty bạn nên chọn loại hình đơn giản nhất, khi sau này bạn cảm thấy cần đẩy mạnh thì bạn có thể chuyển đổi loại hình nghiệp phù hợp hơn.
Những yếu tố chính mà bạn cần cân nhắc để lựa chọn loại hình phù hợp là: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
Xem thêm: Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp mới nhất 2023
Các điều lưu ý trước khi tự đăng ký thành lập công ty
1. Chọn tên công ty không được trùng hay nhầm lẫn
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:
“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”
Trước khi đăng ký tên cho công ty, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.
Bạn có thể Tra cứu tên doanh nghiệp tại đây: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
2. Kiểm tra ngành nghề kinh doanh hợp lệ
Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải đáp ứng đủ điều kiện về giấy phép thì mới được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Ví dụ: ngành Kinh doanh bất động sản cần vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, hay ngành dịch vụ lữ hành cần Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc Tế…
Vì vậy, bạn cần nắm rõ ngành nghề kinh doanh của mình có nằm trong điều kiện gì đặc biệt không.
3. Xác định mức vốn điều lệ cho phù hợp
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định.
Như vậy, nên đăng ký mức vốn tương đương với số tiền các thành viên góp vốn dự định bỏ ra để kinh doanh trong vòng 90 ngày. Nếu sau này doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn thì có thể thực hiện thủ tục này ở bất cứ thời điểm nào và khá đơn giản.
Các giấy tờ hồ sơ để tự đăng ký thành lập công ty
1. Giấy tờ tùy thân
CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao có chứng thực) của chủ đầu tư, các thành viên góp vốn, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cơ bản
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
+ Điều lệ Công ty;
+ Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH hai thành viên trở lên, Cổ phần);
+ Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt;
Các lưu ý khi soạn hồ sơ đăng ký thành lập công ty
1. Giấy đề nghị đăng ký công ty
Giấy đề nghị đăng ký công ty là văn bản với nội dung đề nghị đăng ký công ty mới gửi đến cơ quan thẩm quyền (sở đăng ký kinh doanh). Mẫu nội dung giấy đề nghị được quy định trong các thông tư hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).
=> Bạn cần điền đầy đủ và đúng quy cách theo yêu cầu của mẫu nội dung.
2. Điều lệ công ty
Điều lệ công ty là văn bản chứa nội dung thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty (đối với Công ty TNHH, Công ty Hợp Danh) hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau (đối với công ty cổ phần) cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật tài chính, kế toán…) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể công ty một cách hiệu quả.
Mẫu nội dung điều lệ công ty được quy định trong các thông tu hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).
3. Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn
Bạn cần chuẩn bị 1 bản danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần). Bản danh sách này liệt kê rõ thông tin của từng thành viên/cổ đông cũng như tỷ lệ vốn góp trong công ty mà bạn muốn đăng ký.
Cách tự đăng ký thủ tục thành lập công ty
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên, bạn có thể tự đăng ký thành lập công ty theo các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương.
Bước 2: Nộp lệ phí nhà nước và lệ phí đăng bố cáo công ty.
Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 12 – Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp).
Các việc cần làm sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Làm con dấu pháp nhân
Bạn mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng bản thiết kế mẫu dấu (nếu có) đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.
2. Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty
Kể từ khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu lực, bạn cần tiến hành treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty. Bảng hiệu phải chứa các thông tin bao gồm: Tên công ty, Mã Số Thuế, Địa Chỉ. Kích thước bảng hiệu tuỳ theo nhu cầu, nhưng phải đảm bảo đặt ở vị trí có thể nhìn rõ ở bên ngoài.
3. Đăng ký chữ ký số
Đăng ký mua chữ ký số (Token) để ký các văn bản, tài liệu điện tử như là việc ký & đóng dấu các văn bản thông thường.
4. Đăng ký tài khoản ngân hàng
Mỗi doanh nghiệp cần ít nhất một tài khoản ngân hàng (đứng tên theo doanh nghiệp) để sử dụng trong các trường hợp như: nộp thuế điện tử, nhận thanh toán từ khách hàng, giao dịch khác…
5. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp các giấy phép đặc biệt, chẳng hạn như Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đối với ngành sản xuất hàng thực phẩm, Giấy phép xuất nhập khẩu, đối với hoạt động kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu.
Xem thêm: Công ty mới thành lập cần kê khai thuế gì
Toàn bộ kết quả giấy tờ hoàn tất để thành lập công ty cần phải có
Tóm lại, khi thành lập công ty, bạn cần có toàn bộ tài liệu và hồ sơ để một công ty hoạt động đúng pháp luật và tránh những rủi ro cho doanh nghiệp về sau gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Con dấu pháp nhân doanh nghiệp và Giấy xác nhận mẫu dấu của Cơ sở khắc dấu.
- Điều lệ công ty (Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty).
- Hóa đơn GTGT.
- Thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử.
- Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT.
- Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.
- Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
- Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.
- Token kê khai thuế qua mạng.
- Giấy phép con cho ngành nghề có điều kiện
Dịch vụ đăng ký thành lập công ty tại Luật Bistax
Như vậy, Luật Bistax đã tổng hợp các điều kiện và thủ tục để bạn có thể tự đăng ký thành lập công ty một cách hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, do luật luôn được thay đổi thường xuyên và mỗi địa phương lại được áp dụng khác nhau. Đồng thời, mỗi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh lại có cách áp dụng khác nhau, đặc biệt là đối với các ngành nghề có điều kiện. vì vậy, để nắm rõ các thủ tục một cách chính xác nhất, bạn có thể liên hệ đến dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM của chúng tôi để được tư vấn cụ thể theo ngành nghề kinh doanh của bạn.
Với nhiều năm kinh nghiệm về tư vấn hỗ trợ dịch vụ giấy tờ pháp lý, chúng tôi sẽ giúp bạn khởi nghiệp một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất, với đầy đủ giấy tờ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi còn có đội ngũ nhân viên kế toán chuyên nghiệp, sẽ giúp bạn hiểu rõ các qui định về thuế, kế toán của doanh nghiệp.
Liên hệ ngay đến chúng tôi qua hotline 07777 23283 để được tư vấn ngay!
Tham khảo thêm:
Dịch Vụ Chuyên Tư Vấn Thành Lập Công Ty Vốn FDI
Bảng Giá Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Nước Ngoài
Cách chuyển Hộ Kinh Doanh sang Công Ty TNHH 1 thành viên
Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam