• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam? Làm thế nào để người nước ngoài được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam? Người nước ngoài có thể quản lý khi nhờ người khác đứng tên hộ kinh doanh được hay không?

Xem thêm: Người nước ngoài muốn ở Việt Nam cần giấy tờ gì?

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh
Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh

Quy định về thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam:

Hộ kinh doanh là tổ chức kinh tế do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, tức là chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:

1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo quy định trên, điều kiện bắt buộc để được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam.

=> Như vậy, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam.

Cách để người nước ngoài mở kinh doanh nhỏ tại Việt Nam

Nếu người nước ngoài có số vốn ít, muốn kinh doanh dịch vụ hay sản phẩm nhỏ lẻ, thì có thể theo 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp người nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra hai cách phổ biến để thực hiện như sau:

– Trường hợp 1: thành lập doanh nghiệp: người nước ngoài có thể thành lập công ty để hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ theo mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Người nước ngoài nên lựa chọn là Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ và đáp ứng nhu cầu và một chủ sở hữu duy nhất, ngoài ra mô hình này còn dễ quản lý phù hợp với cá nhân mới ra kinh doanh.

– Trường hợp 2: Uỷ quyền cho công ty dân Việt Nam thành lập hộ kinh doanh. Trường hợp người nước ngoài vẫn muốn thành lập dưới hình thức hộ kinh doanh thì có thể sử dụng cách thức là ủy quyền cho một người Việt Nam đứng tên hộ kinh doanh của mình.

Quy định về Uỷ quyền cho công dân Việt Nam đứng tên thành lập hộ kinh doanh

Việc uỷ quyền này thông qua hợp đồng uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015. Cụ thể, bên uỷ quyền là người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh, còn bên nhận uỷ quyền là công dân Việt Nam có đầy đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh.

Mặc dù trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh là người được uỷ quyền. Tuy nhiên, người nước ngoài là người uỷ quyền hoàn toàn có thể là người quản lý và điều hành hộ kinh doanh, hưởng các nguồn thu và lợi nhuận từ hoạt động của hộ kinh doanh đó. Tất cả những nội dung này sẽ được thể hiện trong hợp đồng uỷ quyền.

Với phương thức này sẽ có một hạn chế là các giấy tờ kinh doanh đứng tên người Việt Nam nên khi muốn thực hiện bất kỳ thay đổi, điều chỉnh này trong giấy chứng nhận thì yêu cầu phải có chữ ký của người chủ hộ. Ngoài ra còn một rủi ro xảy ra là nếu trường hợp kinh doanh thua lỗ dẫn đến hộ kinh doanh phải dừng hoạt động và người nước ngoài về nước, vậy các khoản nợ đó người Việt Nam đứng tên phải đứng ra chịu trách nhiệm với các chủ nợ.

Tóm lại, người nước ngoài không được đứng tên là chủ hộ kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên họ vẫn có thể quản lý và điều hành hoạt động của hộ kinh doanh bằng cách uỷ quyền cho công dân Việt Nam đứng ra thành lập.

Trên đây, là một số thông tin qui định về điều kiện kinh doanh cho người nước ngoài tại Việt Nam với các hình thức kinh doanh tuỳ theo nhu cầu đầu tư. Để được tư vấn cụ thể theo từng trường hợp, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0777723283, chúng tôi sẽ tư vấn cách để người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hiệu quả và hợp pháp.

Xem thêm:

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top