Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với visa du lịch thì có được ký hợp đồng lao động và chuyển sang visa lao động không? Việc thực hiện chuyển đổi mục đích visa ở Việt Nam được quy định như thế nào? Chúng tôi sẽ nêu ra các quy định hiện hành để giải đáp thắc mắc này.
Tóm tắt nội dung
ToggleCó được chuyển đổi visa du lịch sang visa lao động cho người nước ngoài
Theo Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định:
Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
c) Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
d) Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
5. Trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi. Trình tự, thủ tục cấp thị thực mới thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật này.”
Đồng thời tại khoản 2 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài như sau:
“2. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
b) Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;”
Như vậy, theo quy định của điều luật trên thì người nước ngoài nhập cảnh bằng visa du lịch sẽ không được chuyển đổi visa lao động và không được ký hợp đồng lao động tại Việt Nam.
Luật Bistax chia sẻ hướng giải quyết:
Nếu doanh nghiệp và người nước ngoài muốn ký kết hợp đồng lao động thì trong thời gian người nước ngoài ở Việt Nam bằng visa du lịch thì 2 bên hãy tranh thủ thảo luận và người nước ngoài cung cấp đầy đủ giấy tờ bằng cấp, kinh nghiệm cho doanh nghiệp tuyển dụng. Sau đó, người nước ngoài sẽ xuất cảnh khỏi Việt Nam và doanh nghiệp làm hồ sơ bảo lãnh trở lại Việt Nam theo mục đích làm việc.
Điều kiện để xin visa lao động cho người nước ngoài
Người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau để được xét xin visa lao động:
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.”
Thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Theo đó, ta thấy có giấy phép lao động là một trong các điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Doanh nghiệp cần làm thủ tục xin giấy phép lao động như sau:
Thủ tục 1: Xin văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài
Thủ tục 2: Xin giấy phép lao động
Để hiểu rõ chi tiết thủ tục xin giấy phép lao động, bạn có thể tham khảo qua nội dung bài viết sau đây:
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép lao động
Thủ tục xin visa nhập cảnh lao động đối với người lao động nước ngoài
Theo quy định tại Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh,quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
Bước 1: Gửi văn bản thông báo đến cục quản lý xuất nhập cảnh.
– Thông báo này chỉ thực hiện một lần, hoặc thực hiện khi có sự thay đổi trong hồ sơ. Do đó đối với các doanh nghiệp lần đầu bảo lãnh người lao động nước ngoài thì phải nộp hồ sơ thông báo cho cục quản lý xuất nhập cảnh trước. Hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
+ Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức theo mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA.
Bước 2: Doanh nghiệp trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người lao động đến cục quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu NA2 có mã vạch ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA.
Bước 3: Sau khi nhận được thông báo chấp thuận của cục quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp thông báo cho người nước ngoài thực hiện thủ tục xin thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Hồ sơ bao gồm:
– Hộ chiếu;
– Tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh.
Đối với trường hợp nước của người nước ngoài không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam thì thực hiện thủ tục xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế.