Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Công ty có nhà đầu tư mang quốc tịch nước ngoài được hoạt động theo Luật Đầu Tư. Tuy nhiên, không phải công ty vốn nước ngoài nào cũng phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp này được áp dụng theo Điều 46 Nghị định 118/NĐ-CP về hình thức góp vốn/mua cổ phần.
Từ ngữ thường gọi: Giấy phép đầu tư => Tên gọi theo đúng luật Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. (áp dụng theo Luật đầu tư 2014)
Xem thêm: Các hình thức đầu tư cho Nhà đầu tư nước ngoài
Tóm tắt nội dung
ToggleCác trường hợp bắt buộc làm thủ tục xin giấy phép đầu tư
Các Điều khoản được áp dụng
Trích dẫn Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2014
1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trích dẫn Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2014: Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
GIẢI THÍCH CÁCH HIỂU:
- Trường hợp Nhà đầu tư (bao gồm cá nhân và tổ chức nước ngoài) thành lập công ty tại Việt Nam dù sở hữu bất kỳ từ 1-100% đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư. (thường gọi là thành lập công ty TRỰC TIẾP)
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty vốn nước ngoài) đã được thành lập tại Việt Nam sau đó mở ra một công ty khác sở hữu trên 51% vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Những trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Các Điều khoản áp dụng trong trường hợp này:
Trích dẫn Điều 46 Nghị định 118/2015/NĐ-CP: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
GIẢI THÍCH CÁCH HIỂU:
- Đầu tư dưới hình thức góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp trong Công ty vốn Việt Nam, không phải thực hiện thủ tục này dù sở hữu 1-100% vốn điều lệ.
- Nhà đầu tư góp vốn, nhận chuyển nhượng từ công ty có vốn nước ngoài trước đó đã thực hiện thủ tục theo Điều 46 Nghị định này vẫn không phải làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư.
Trên đây là những giải đáp theo kinh nghiệm NHIỀU NĂM của Luật Bistax. Đã được tham vấn các Luật sư và giải đáp từ các cán bộ của cơ quan cấp phép.
Với các trường hợp khác chưa được giải đáp, hãy gọi 07777 23283 để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm:
- Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài
- Công ty vốn nước ngoài khi hoạt động cần lưu ý gì? 05 ĐIỀU QUAN TRỌNG
- Người nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ logistics?