Trước khi thành lập công ty, bạn phải xác định xem ngành nghề mà bạn kinh doanh có nằm trong danh sách yêu cầu cần có chứng chỉ hành nghề hay không.
Chứng chỉ hành nghề không phải là giấy chứng nhận về chuyên môn của người hành nghề. Mà là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.
Tại sao lại có một số ngành nghề lại yêu cầu chứng chỉ hành nghề?
– Để đảm bảo rằng công ty có những nhân sự vận hành doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ những điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Nên đây là điều kiện ràng buộc để đảm bảo công ty làm đúng nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh.
– Một số ngành nghề có tính chất ảnh hưởng về sức khoẻ, giáo dục, ý thức cộng đồng… cần phải có yêu cầu về trình độ hành nghề mới có thể được cấp giấy phép hành nghề.
– Trong quá trình hoạt động, nếu người hành nghề vi phạm những quy định trong chứng chỉ hành nghề có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và có thể sẽ không được tiếp tục hành nghề. Điều này giúp mỗi người có trách nhiệm hơn trong nghề nghiệp của mình.
Một số lưu ý về yêu cầu chứng chỉ hành nghề?
- Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Một chứng chỉ hành nghề chỉ được đăng ký cho một Công ty.
- Một số ngành nghề yêu cầu người đại điện pháp luật (Giám đốc) phải có chứng chỉ.
- Một số ngành nghề yêu cầu cả Giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề
Những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Ngành, nghề mà pháp luật chỉ đòi hỏi Giám đốc (người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
- Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền)
- Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân.
- Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân
Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả Giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
- Dịch vụ kiểm toán – 3 CCHN.
- Dịch vụ kế toán – 2 CCHN.
Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người giữ chức danh quản lý trong công ty gồm:
- Dịch vụ thú y – 1 CCHN.
- Sản xuất, mua bán thuốc thú y, thú y thủy sản – 1 CCHN.
- Giám sát thi công xây dựng công trình – 1 CCHN.
- Khảo sát xây dựng – 1 CCHN.
- Thiết kế xây dựng công trình – 1 CCHN.
- Hành nghề dược – 1 CCHN.
- Dịch vụ môi giới bất động sản – 1 CCHN.
- Dịch vụ định giá bất động sản – 2 CCHN.
- Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – 2 CCHN môi giới bất động sản (nếu có Dịch vụ định giá bất động sản thì phải có 2 CCHN định giá bất động sản).
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật – 1 CCHN.
- Dịch vụ làm thủ tục về thuế – 2CCHN.
- Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải – 1 CCHN.
- Hoạt động xông hơi khử trùng – 1 CCHN.
- Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – 1 CCHN (trong trường hợp có ủy quyền)
Việc yêu cầu doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề có đặc thù cần có chứng chỉ là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên việc này cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Để biết rõ về ngành nghề của mình hoạt động có cần chứng chỉ hành nghề hay không, bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay tới Luật Bistax. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí, đồng thời hướng dẫn các thủ tục để có được văn bản chứng chỉ hành nghề theo đúng qui định của pháp luật.