• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Cập nhật điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm năm 2024

Kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay, các cơ sở nhỏ lẻ hoạt động chui thường không được đảm bảo các điều kiện để kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm. Để hoạt động đúng pháp luật, các cơ sở hay doanh nghiệp đều phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm

1. Điều kiện về địa điểm giết mổ

(1) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm.

(2) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khi hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật (Tham khảo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật) và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y:

– Việc giết mổ động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y nêu tại Mục 2.1 bên dưới.

– Việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trong trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung nhưng cơ sở nhỏ lẻ phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y nêu tại Mục 2.2 bên dưới.

2. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn

Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.

Theo đó, cơ sở giết mổ động vật trên cạn cần đáp ứng các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

2.1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung

– Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;

– Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;

– Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

– Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

2.2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ

– Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

– Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;

– Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;

– Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

Lưu ý: Tham khảo chi tiết yêu cầu vệ sinh thú y tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; QCVN 01 -150 : 2017/BNNPTNT yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ tập trung).

3. Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ để kinh doanh

Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và cơ sở giết mổ có trách nhiệm giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong giết mổ. Cụ thể là đối với các động vật sau đây:

– Các loại gia súc nuôi: Trâu, bò, dê, cừu, lợn.

– Các loại gia cầm nuôi: Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu.

– Các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm: Ngựa, lừa, la, thỏ.

Thủ tục cấp phép kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm

Để kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ tập trung phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục hoặc Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Tham khảo thêm:
5/5 - (1 bình chọn)
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top