Cập nhật lần cuối: 06/09/2024.
Ngành Gia công may mặc đang rất có tiềm năng ở thị trường nước ta. Công nghiệp may mặc không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là một lĩnh vực xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp. Để mở xưởng gia công may mặc bạn cần có giấy phép nào và hồ sơ gồm những gì?
Tóm tắt nội dung
ToggleCác hình thức mở xưởng gia công may mặc
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất mà có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
- Mở xưởng gia công may mặc hộ kinh doanh: Nếu quy mô xưởng may gia công của bạn nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ cho người dân, không cần phải xuất nhiều hóa đơn GTGT, không ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thì nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho đỡ rườm rà.
- Mở xưởng gia công may mặc doanh nghiệp: Nếu bạn có số vốn lớn và định hướng phát triển, mở rộng xưởng may của mình thì mô hình doanh nghiệp là vô cùng thích hợp.
Mã ngành nghề gia công may mặc
Căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì để mở xưởng gia công may mặc, bạn có thể đăng ký các mã ngành sau:
- Mã ngành cấp 4: 1410 – May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú);
- Mã ngành cấp 4: 1420 – Sản xuất sản phẩm từ da lông thú;
- Mã ngành cấp 4: 1430 – Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc;
- Mã ngành cấp 4: 4641 – Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép;
- Mã ngành cấp 4: 4782 – Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ;
- Mã ngành cấp 4: 4771 – Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.
Bạn có thể đăng ký tất cả các mã ngành trên để hạn chế tình trạng phải bổ sung nếu có phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Lưu ý:
Các mã ngành trên là mã khi đăng ký mở công ty, còn đối với hộ kinh doanh thì tùy vào từng quận/huyện mà mã đăng ký sẽ khác nhau. Vì thế trước khi đăng ký mở hộ doanh, bạn nên liên hệ với cơ quan quận/huyện nơi mở xưởng để xác nhận nhằm tránh bị sai sót.
>> Xem thêm: Tổng hợp mã ngành nghề sản xuất may mặc mới nhất
Thủ tục đăng ký mở xưởng gia công may mặc
Vì ngành may mặc không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì thế, bạn có thể thực hiện Quy trình thủ tục mở xưởng gia công may mặc gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký mở xưởng may theo hình thức công ty hoặc HKD sao cho phù hợp;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT nơi đặt xưởng may chính (đối với doanh nghiệp) hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (đối với HKD);
- Bước 3: Chờ nhận kết quả sau 3 – 5 ngày làm việc.
Hồ sơ xin giấy phép mở xưởng may gia công hộ kinh doanh gồm:
- Đơn đề nghị mở hộ kinh doanh xưởng may gia công: Có đầy đủ thông tin tên, địa điểm hộ kinh doanh, người quản lý, ngành nghề kinh doanh,…
- Bản sao (chứng thực) cá nhân đứng ra thành lập hộ kinh doanh
- Danh sách các cá nhân cùng đứng tên thành lập hộ kinh doanh xưởng may gia công (nếu có)
Hồ sơ mở công ty xưởng gia công may mặc gồm những gì?
Chi tiết hồ sơ mở công ty xưởng may gia công sẽ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xưởng may gia công;
- Bản sao hộ chiếu/CCCD/CMND người đại diện pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn;
- Bản sao hợp lệ hộ chiếu/CCCD/CMND người được ủy quyền nộp hồ sơ;
- Điều lệ công ty của xưởng may gia công;
- Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH;
- Giấy ủy quyền (trường hợp người đại diện pháp luật cử người khác nộp hồ sơ);
Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc
Mở xưởng gia công may mặc phải làm thủ tục thuế gì?
Trường hợp xin giấy phép kinh doanh xưởng may hộ kinh doanh thì chỉ cần nộp tờ khai môn bài, phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh. Nếu doanh thu hộ kinh doanh thấp thì được miễn nghĩa vụ thuế.
Trường hợp giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp thì thực hiện các nghĩa vụ thuế sau:
- Nộp tờ khai môn bài, phí môn bài
- Nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nộp báo cáo thuế: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; Báo cáo thuế giá trị gia tăng; Báo cáo thuế thu nhập cá nhân; Báo cáo tài chính năm,…
Trên đây, là những hướng dẫn tư vấn các thủ tục để mở xưởng gia công may mặc. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc thật sự chưa biết phải làm thế nào thì có thể liên hệ đến dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn và thay mặt bạn làm mọi thủ tục giấy tờ pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới bài viết này.
Luật Bistax là đơn vị tại TPHCM chuyên tư vấn thủ tục dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM. Khi thực hiện dịch vụ tại Luật Bistax, khách hàng chỉ cần chuẩn bị CMND/CCCD/hộ chiếu. Mọi thủ tục còn lại đã có Luật Bistax lo.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Bistax:
- Tư vấn kỹ về điều kiện ngành nghề kinh doanh gas theo qui định hiện hành
- Tư vấn cách chọn loại hình kinh doanh phù hợp
- Tư vấn các nghĩa vụ báo cáo thuế sau khi thành lập
- Giá ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ đi kèm: dịch vụ kế toán, thiết bị chữ ký số, hoá đơn điện tử….
Tham khảo thêm:
Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Phòng Cháy Chữa Cháy Hộ Kinh Doanh
Hướng Dẫn Thủ Tục Thành Lập Công Ty Kinh Doanh Mua Bán Vải Sợi
Đăng ký giấy phép kinh doanh cần chuẩn bị giấy tờ gì
Tư vấn thành lập công ty với số vốn nhỏ