• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Quy định mới về lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Hiện nay, với tình hình kinh tế hội nhập, đòi hỏi trình độ và kỹ thuật cao dẫn đến nhu cầu về lao động nước ngoài ngày càng tăng. Chính vì thế, những quy định của pháp luật nhằm quản lý lực lượng lao động nhập khẩu này phải cập nhập và sửa đổi theo sát tình hình thực tế. Ngày 30/12/2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, Nghị định mới này quy định nhiều điểm mới áp dụng đối với lao động người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam so với Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của được áp dụng trước đó. Sau đây, mời các bạn hãy cùng Luật Bistax tìm hiểu về những quy định mới này qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý: 

  • Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ban hành 16/06/2014.
  • Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ra đời bổ sung những thiếu sót mà quy định trước chưa đề cập đến nhằm nâng cao hơn chất lượng quản lý của cơ quan nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể:

Qui định về người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Qui định về người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

 

1. Hình thức làm việc của lao động người nước ngoài tại Việt Nam:

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

So với Nghị định trước đó ở Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm trường hợp mới tại điểm l) khoản 1 Điều 2, bên cạnh đó đối với từng hình thức lao động cũng được quy định chặt chẽ hơn tại Điều 3 với những điểm mới về:

  • Chuyên gia là người lao động nước ngoài: bổ sung thêm một trường hợp tại điểm b) khoản 3 “Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam”
  • Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài: trường hợp mới được bổ sung tại điểm b) khoản 6 “Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.”

2. Trường hợp người lao động không thuộc diện cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam:

Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, số lượng trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP tăng lên 14 trường hợp thay vì là 11 trường hợp như trước đây bao gồm:

  1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
  4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
  5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  6. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
  7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
  8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
  9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
  10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
  11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
  12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
  13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
  14. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

3. Thời hạn của Giấy phép lao động tại Việt Nam:

Ngoài những trường hợp không được cấp Giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài tại Việt Nam phải được cấp Giấy phép lao động và có thời hạn theo từng trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Có thể thấy ở đây tồn tại thêm một trường hợp mới đó là “Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này”

4. Cấp lại Giấy phép lao động tại Việt Nam:

Trong các trường hợp Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất; Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng; Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn thì được cấp lại. Thời hạn của Giấy phép được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trừ đi thời gian người lao động đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại.

4. Gia hạn Giấy phép lao động tại Việt Nam:

Đây là quy định mới so với trước đây, người lao động có nhu cầu gia hạn Giấy phép lao động phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP cụ thể: 

  • Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
  • Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này.
  • Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp

5. Thu hồi Giấy phép lao động tại Việt Nam:

Ngoài hai trường hợp đã được quy định trước đó thì còn có thêm một trường hợp nữa mà người lao động sẽ bị thu hồi Giấy phép lao động theo quy định mới tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP là “Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Hy vọng với những thông tin hữu ích bên trên đã được Luật Bistax cung cấp quý khách hàng có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật hiện hành khi tiến hành những thủ tục liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam . Nếu gặp bất kì khó khăn gì trong vấn đề này đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Luật Bistax với nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ làm giấy phép lao động, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng đầy đủ với các dịch vụ:

  • Tiếp nhận thông tin yêu cầu;
  • Tư vấn các, thủ tục giấy tờ cần thiết;
  • Soạn thảo tất cả văn bản cần thiết, liên quan;
  • Thực hiện mọi thủ tục với cơ quan cấp phép.

Chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực tối đa để hoàn thành thủ tục nhanh chóng nhất. Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top