• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Những nguyên tắc góp vốn kinh doanh bạn nên biết

Góp vốn kinh doanh là xu hướng đầu tư kinh doanh đang thịnh hành trong nước ta. Đây không phải là một khái niệm mới lạ với các nhà đầu tư, nhưng việc bắt tay vào góp vốn kinh doanh lần đầu khiến nhiều người nảy sinh những băn khoăn, vướng mắc. Hiểu tâm lý nhà đầu tư mới, Luật Bistax thực hiện bài viết này nhằm chia sẻ với mọi người những nguyên tắc góp vốn kinh doanh và các vấn đề liên quan. Hi vọng qua bài viết chúng ta có thể nắm được phần nào kiến thức về góp vốn kinh doanh, làm nền tảng để an tâm thực hiện mong muốn của mình.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín tại TPHCM

TOP 10 Văn Phòng Chia Sẻ Tại TPHCM Giá Rẻ – Được Đánh Giá Cao

Nguyên tắc khi góp vốn kinh doanh là kiến thức cần thiết khi quyết định góp vốn kinh doanh
Nguyên tắc khi góp vốn kinh doanh là kiến thức cần thiết khi quyết định góp vốn kinh doanh

Góp vốn kinh doanh là gì

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Khi góp vốn vào doanh nghiệp thì người góp vốn trở thành một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Góp vốn vào doanh nghiệp thì người góp vốn trở thành một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp
Góp vốn vào doanh nghiệp thì người góp vốn trở thành một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp

Đối tượng góp vốn:

Việc góp vốn kinh doanh cần xác định rõ đối tượng góp vốn. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính) và mọi cá nhân (không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú), nếu không thuộc đối tượng quy định tại Điều 13 của Luật Doanh nghiệp đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. Những đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, và vợ hơặc chồng không được góp vốn mua cổ phần.

    Việc góp vốn kinh doanh cần xác định rõ đối tượng, không phải ai cũng có thể góp vốn đầu tư
    Việc góp vốn kinh doanh cần xác định rõ đối tượng. Không phải ai cũng có thể góp vốn đầu tư
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, và vợ hoặc chồng không được góp vốn mua cổ phần.

Tài sản góp vốn:

  • Căn cứ theo Điều 35 – Khoản 1 – Luật Doanh Nghiệp, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam. Ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật. Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Căn cứ theo Điều 35 – Khoản 2 – Luật Doanh Nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Tài sản góp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ & giá trị quyền sử dụng đất,...
Tài sản góp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ & giá trị quyền sử dụng đất,…

Định giá tài sản khi góp vốn:

  • Tất cả các thành viên sáng lập có quyền tự định giá. Định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc theo một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng.
  • Khi có thành viên mới góp vốn hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn kinh doanh. Người định giá phải là Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
  • Nếu định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn. Người góp vốn kinh doanh và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Việc góp vốn phải được cấp giấy chứng nhận góp vốn mới được coi là hợp pháp.

Tài sản cần được định giá rõ ràng khi góp vốn
Tài sản cần được định giá rõ ràng khi góp vốn

Nguyên tắc góp vốn kinh doanh

1. Góp vốn kinh doanh nhỏ (hùn vốn bán hàng)

Đây là kiểu góp vốn kinh doanh có số vốn ít. Người góp vốn thường là người thân, bạn bè của chúng ta. Trong góp vốn kinh doanh nhỏ, chúng ta có xu hướng đặt niềm tin vào những người có mối quan hệ thân thiết nhất định. Nhưng niềm tin này có thể là con dao hai lưỡi, dẫn đến bất đồng, tranh chấp không đáng có. Nguyên tắc góp vốn kinh doanh theo hình thức này là chia công việc ngay từ đầu, chia quyền quản lý để dễ kiểm tra rà soát. Cách tốt nhất là bạn nên làm giấy tờ cam kết phân chia quyền lợi.

Ngoài ra, có một nguyên tắc góp vốn kinh doanh nữa trong hình thức này, đó là bạn cần phải tính toán những chi phí có trong quá trình kinh doanh để chia chúng ra một cách đồng đều. Nếu có những gì liên quan đến việc tiền bạc phải ngay lập tức lấy ý kiến của mọi người. Và ghi biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh để xác nhận. Làm vậy bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vấn đề nếu có sau này.

Khi góp vốn cần có nguyên tắc đầy đủ rõ ràng
Khi góp vốn cần có nguyên tắc đầy đủ rõ ràng

2. Góp vốn kinh doanh theo kiểu khoán trắng

Góp vốn kinh doanh theo kiểu khoán trắng hiểu đơn giản là bạn chỉ có trách nhiệm góp vốn. Những việc còn lại giao phó hoàn toàn cho người khác mà bản thân không đặt trách nhiệm gì vào. Nguyên tắc góp vốn kinh doanh theo hình thức này là bạn nên chọn một chuyên gia hoặc một người dày dạn kinh nghiệm kinh doanh để góp vốn. Thêm vào đó, một điều rất quan trọng nữa là khi chuẩn bị đầu tư vào bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ các thời điểm đầu tư có lợi nhất để chuẩn bị trước những tổn thất có thể xảy ra.

3. Góp vốn kinh doanh với thành viên công ty

Khi đã chọn hình thức góp vốn kinh doanh này, mỗi người phải chịu những trách nhiệm mà mình đã góp vốn. Theo đó, việc rút vốn phải được các thành viên biểu quyết. Các quyết định này sẽ hạn chế những rủi ro không minh bạch trong khi góp vốn.

Nguyên tắc góp vốn kinh doanh trong trường hợp này là, bạn nên nói việc này đến với những thành viên của giám đốc điều hành để nhận được lời tư vấn chính xác nhất. Những người làm ở chức vụ này thường là được cấp trên tin tưởng. Được giao những nhiệm vụ vì có chuyên môn cao, đúng năng lực. Có thể điều hành những hoạt động của công ty theo chính xác những chiến lược của công ty. Không những vậy, các vấn đề liên quan đến tài chính và quản lý cùng người điều hành phải được báo cáo một cách minh bạch trước những hội đồng thành viên.

4. Góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần

Nếu bạn muốn góp vốn kinh doanh với một lượng nhỏ mà không có kinh nghiệm về kinh doanh thì việc chọn góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần là phù hợp nhất, vì nó đảm bảo được nguồn gốc và nguồn lãi một cách rất ổn định.

Cần chú ý trong trường hợp bạn góp vốn kinh doanh với số lượng lớn. Hãy thống nhất điều lệ hoạt động cũng như cách chia lợi nhuận thành một văn bản họp. Vốn góp bắt buộc phải quy đổi thành tiền.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Khi góp vốn kinh doanh, điều đáng lo ngại nhất chính là sự minh bạch. Minh bạch trong công tác phân chia lợi nhuận cũng như phân chia tình hình kinh doanh thua lỗ. Việc góp vốn kinh doanh ít nhiều đều có mặt rủi ro. Vì thế trước khi quyết định góp vốn để kinh doanh bất kì loại hình nào hoặc cho một doanh nghiệp nào. Bạn nên chuẩn bị kĩ càng nhất về mặt kiến thức và sự nhạy bén đầu óc. Trên đây là những nguyên tắc góp vốn kinh doanh cơ bản nhất mà Luật Bistax lưu ý cho bạn. Mang lại cho bạn những kiến thức thực tế để việc góp vốn kinh doanh mang lại tỉ lệ thành công cao. Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT BISTAX

Địa chỉ : Tầng 5, Toà nhà Thanh Long, 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM

Hotline: (028) 3510 1088 – DĐ: 07777 23283

Facebook: Luật Bistax

Website : https://bistax.vn/

Email: tuvan@bistax.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top