• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Phân biệt Thuế suất 0% – Miễn Thuế – Không Chịu Thuế

Đối với các doanh nghiệp vừa mới bắt đầu thành lập công ty, thì thuế GTGT là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Sau đây là các cách phân biệt Thuế suất 0% – Miễn Thuế – Không Chịu Thuế, nhanh, đơn giản và dễ hiểu nhất theo qui định của luật thuế GTGT mới nhất hiện nay. Chúng tôi sẽ phân tích về ý nghĩa, đối tượng và cách thực hiện khi khai thuế giữa 3 loại thuế này.

Phân biệt thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế
Phân biệt thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế

Thuế suất 0%

Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau:

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài…

– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa…

– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Ý nghĩa của việc áp dụng thuế suất 0%:

Việc áp dụng thuế suất 0% nhằm đảm bảo nguyên tắc điểm đến, nhường quyền đánh thuế cho nơi hàng hoá tiêu dùng. Đây là sự phù hợp thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế. Việc này sẽ khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, tạo điều kiện cạnh tranh về giá cho hàng xuất khẩu, từ đó kích thích tăng trưởng sản lượng sản xuất trong nước.

Miễn thuế

Miễn thuế là Không áp dụng nghĩa vụ nộp thuế đối với đối tượng nộp thuế do thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định. Đối tượng được miễn thuế là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế nhưng thỏa mãn điều kiện được miễn thuế.

– Miễn thuế đối với các trường hợp sau đây:

+ Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

+ Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.

Như vậy, việc miễn thuế nhằm thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước như: thực hiện khuyến khích kinh tế, khuyến khích đầu tư, trợ giúp các đối tượng đặc biệt, thực hiện các chính sách xã hội.

Không chịu thuế GTGT

Không chịu thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập có các điều kiện, đặc tính tương tự như đối tượng chịu thuế nhưng không chịu tác động của sắc thuế đó. Chính vì vậy, không làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thu.

Áp dụng đối với một số đối tượng trong sản xuất nông nghiệp, an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, đơn cử như:

– Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

– Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

– Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại…

Như vậy, việc áp dụng không chịu thuế GTGT sẽ Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước. Tăng năng suất lao động, hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài nước, có khả năng tạo ra công bằng trong việc thu thuế.

Cách phân biệt Thuế suất 0% – Miễn Thuế – Không Chịu Thuế

Sau khi đã hiểu về điều kiện và đối tượng áp dụng cho 3 loại thuế này. Chúng ta có cách phân biệt như sau:

Thuế suất 0%

Không chịu thuế

Miễn thuế

Diện chịu thuế Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế Không phải đối tượng chịu thuế Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế
Kê khai thuế Vẫn phải kê khai thuế bình Cá nhân, tổ chức không có trách nhiệm kê khai thuế Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế GTGT
Khấu trừ và hoàn thuế Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa và dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0% Không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào nên phải tính vào nguyên giá của hàng hóa dịch vụ hoặc chi phí kinh doanh Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa và dịch vụ được miễn thuế

Như vậy, với nội dung trên, chúng ta đã cùng phân tích cách phân biệt Thuế suất 0% – Miễn Thuế – Không Chịu Thuế. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ và có thắc mắc, có thể liên hệ đến dịch vụ kế toán của chúng tôi, bằng cách để lại nội dung cần tư vấn ở dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ tư vấn và phản hồi ngay.

5/5 - (1 bình chọn)
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top