Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty có một chủ sở hữu và chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ tuyệt đối đối với mọi vấn đề của công ty. Tuy nhiên, vì tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty phải có sự tách bạch rạch ròi với nhau. Như vậy, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có được rút vốn hay không? Quy định về rút vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên như thế nào? Mời bạn tham khảo nội dung sau đây, Luật Bistax sẽ phân tích kỹ cho bạn hiểu nhé.
Tóm tắt nội dung
ToggleChủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có được rút vốn hay không?
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Mọi khoản chi tiêu của cá nhân và gia đình của chủ sở hữu (đối với chủ sở hữu là cá nhân) phải tách biệt với các khoản chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Do đó, quyết định của chủ sở hữu công ty vẫn sẽ bị hạn chế trong trường hợp thay đổi vốn điều lệ, cụ thể là việc rút vốn trong công ty.
Như vậy, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ được rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của mình tại công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
Điều kiện rút vốn ra khởi Công ty TNHH 1 thành viên
Căn cứ theo khoản 1 điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Công ty TNHH 1 thành viên thực hiện việc thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, tức công ty đã có hơn một chủ sở hữu thì cần phải làm thủ tục chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp tương ứng.
– Công ty có từ 02 đến 50 chủ sở hữu: công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Công ty có từ 03 chủ sở hữu trở trên: công ty cổ phần; công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác thì phải làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
Trước khi thực hiện thủ tục này thì chủ sở hữu công ty có trách nhiệm xây dựng Phương án sử dụng lao động đối với người lao động trong công ty.
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thuộc nhóm thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân, do đó, chủ sở hữu công ty có trách nhiệm khai và nộp thuế theo quy định.
Trường hợp chủ sở hữu rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và các cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Ngoài ra, đối với công ty đã hoạt động liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp thì chủ sở hữu có quyền được hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ nếu đảm bảo thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.
Khi hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu thì sẽ làm giảm vốn điều lệ trong công ty, khi đó, công ty phải làm các thủ tục sau:
– Đăng ký thay đổi vốn điều lệ với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế, cụ thể, khai và nộp lệ phí môn bài trong trường hợp có sự thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi mức lệ phí phải nộp.
Lưu ý: chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi đến hạn.
Tham khảo thêm:
Thủ tục chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư nước ngoài
Những quy định về Chuyển nhượng vốn mới nhất năm 2024