Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.
Trong quá trình tồn tại và phát triển để mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao tầm ảnh hưởng của thương hiệu, thay vì mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, các công ty thường lựa chọn tiến hành thành lập chi nhánh khác tỉnh. Có lẽ bởi, chi nhánh hoạt động tương đối độc lập với doanh nghiệp, kinh doanh nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp, có thể đại diện doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng, xuất hóa đơn,… giúp cho việc giao thương với khách hàng được thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh được thực hiện như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì? Luật Bistax có bài viết chia sẻ chi tiết về hồ sơ thủ tục và những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh khác tỉnh.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
1. Ưu điểm khi thành lập chi nhánh khác tỉnh
- Tăng được khả năng bao phủ của doanh nghiệp trên nhiều địa bàn khác nhau.
- Được hợp pháp thay mặt doanh nghiệp mẹ ký kết hợp đồng kinh doanh với con dấu riêng.
- Hoạt động như bản sao của công ty mẹ, được mua bán và giao dịch giống toàn bộ hoặc một phần ngành nghề của công ty mẹ.
- Được quyền lựa chọn chế độ hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc khi thành lập.
2. Những lưu ý khi thành lập chi nhánh khác tỉnh
Khi thành lập chi nhánh khác tỉnh thì ngoài việc phải đáp ứng các đầy đủ về hồ sơ, chứng nhận thành lập doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm sau:
Chế độ hạch toán:
Chi nhánh công ty có thể lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán thuế: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc tùy vào mục đích của doanh nghiệp. Về đặc điểm cụ thể của từng hình thức hạch toán doanh nghiệp có thể tham khảo những tiêu chí sau:
Tiêu chí | Chế độ hạch toán độc lập | Chế độ hạch toán phụ thuộc |
Thuế GTGT | Kê khai độc lập với công ty tại nơi đặt chi nhánh | |
Thuế môn bài | Kê khai độc lập với công ty tại nơi đặt chi nhánh. | |
Chữ ký số | Bắt buộc có chữ ký số riêng | |
Tài khoản ngân hàng | Phải có tài khoản ngân hàng riêng của chi nhánh | |
Con dấu tròn | Bắt buộc làm con dấu riêng | Không bắt buộc, có hoặc không có đều được. |
Hóa đơn | Bắt buộc làm hóa đơn riêng. | Không bắt buộc làm hóa đơn riêng, có thể xuất hóa đơn từ công ty mẹ. |
Thuế TNDN | – Kê khai độc lập, không liên quan đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh khác hay của tổng công ty. – Do công ty mẹ đóng | – Chuyển chứng từ, số liệu về tổng công ty và kê khai chung với các chi nhánh khác. – Do công ty mẹ đóng |
Báo cáo tài chính cuối năm | Bắt buộc có báo cáo tài chính cuối năm riêng. Kê khai và nộp tại địa phương đặt chi nhánh. | Không cần tự làm báo cáo tài chính. Kê khai và nộp báo cáo cho công ty mẹ. |
Khi công ty mẹ đóng cửa | Chưa chắc đã phải đóng cửa. | Đóng cửa theo. |
Trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi thành lập chi nhánh khác tỉnh
- Những công ty kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống, khi mở chi nhánh khác tỉnh (kể cả cùng tỉnh) bắt buộc phải theo hạch toán độc lập, tiến hành kê khai thuế hằng quý và soạn báo cáo tài chính cuối năm độc lập với công ty mẹ.
- Trường hợp công ty kinh doanh ngành ăn uống, nhưng đó không phải là ngành chính, nếu muốn mở thêm chi nhánh và hạch toán phụ thuộc cần bỏ tất cả những ngành ăn uống trong công ty khi đăng ký thành lập chi nhánh. Như vậy mới được gộp chung sổ sách của chi nhánh vào công ty mẹ để báo cáo cuối năm.
3. Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh
Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh, bao gồm:
Thành Lập Chi Nhánh Khác Tỉnh
- Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (Mẫu Phụ lục II-7);
- Quyết định về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần)
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không quá 6 tháng của người đứng đầu chi nhánh;
(Theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020)
4. Thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, bạn nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh;
Bước 2: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
5. Dịch vụ làm thủ tục thành lập chi nhánh tại Bistax
- Tiếp nhận thông tin yêu cầu;
- Tư vấn các thủ tục, điều kiện liên quan đến thành lập công ty;
- Tư vấn cách đặt tên công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh;
- Soạn thảo tất cả các tài liệu liên quan;
- Thực hiện mọi thủ tục với cơ quan cấp phép.