Cập nhật lần cuối: 02/01/2025.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ngày càng tăng cao, chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã thấy rõ được sự quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Luật Bistax xin cập nhật cách đăng ký thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2024 để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp/cá nhân kinh doanh trong việc sử dụng nhãn hiệu.
Tóm tắt nội dung
ToggleYêu cầu về nhãn hiệu của doanh nghiệp trước khi đăng ký độc quyền
Khi đặt tên nhãn hiệu hoặc thương hiệu, có một số vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu ý để đảm bảo rằng nhãn hiệu của bạn là duy nhất và phù hợp với quy định pháp luật:
1. Dấu hiệu nhìn thấy được:
- Nhãn hiệu của bạn cần được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp của các yếu tố này.
- Đồng thời, nhãn hiệu có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ họa.
2. Khả năng phân biệt:
- Nhãn hiệu của bạn phải có khả năng phân biệt được hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn so với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác.
- Đảm bảo rằng nhãn hiệu của bạn là độc đáo và không bị nhầm lẫn với nhãn hiệu khác.
3. Dễ đọc, dễ viết, dễ nhớ:
- Chọn một tên nhãn hiệu mà dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm và dễ nhớ.
- Tên nhãn hiệu không cần phải có trong từ điển, nhưng phải phản ánh sự sáng tạo và độc đáo của doanh nghiệp hoặc cá nhân.
4. Tránh nhầm lẫn:
- Tránh đặt tên nhãn hiệu trùng với hình quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia.
- Không sử dụng các dấu hiệu trùng với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt hoặc đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tại Việt Nam hoặc quốc tế.
- Tránh đặt tên nhãn hiệu trùng với tên thật, bút danh, hình ảnh của những người nổi tiếng hoặc các tổ chức quốc tế.
- Không sử dụng các dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà không có sự cho phép của họ.
5. Tránh gây nhầm lẫn:
- Không sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ.
Tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp bạn đặt tên nhãn hiệu một cách hợp pháp, độc đáo và dễ nhận diện.
Nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ, nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
(i) Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
– Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này.
– Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.
– Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
(iii) Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Đối với đơn nhãn hiệu, các tài liệu bắt buộc phải có để đơn được tiếp nhận gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản)
- File 6 hình ảnh nhãn hiệu (yêu cầu kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu);
- Giấy uỷ quyền
- Thông tin chủ đơn, file nhãn hiệu
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh).
Các tài liệu bổ sung khác nếu có:
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu);
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.
Cách đăng ký thủ tục đăng ký nhãn hiệu
NỘI DUNG THỰC HIỆN | THỜI GIAN |
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu | – Tra cứu sơ bộ: 10 phút -Tra cứu chuyên sâu: 02 – 03 ngày |
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu | 1 ngày làm việc |
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn | 4 – 6 tháng kể từ ngày nộp đơn |
Bước 4: Công bố đơn | 2 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ |
Bước 5: Thẩm định nội dung | 18 – 36 tháng |
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 1 – 2 tháng |
Chi tiết từng bước đăng ký nhãn hiệu như sau:
– Hình thức nộp hồ sơ giấy: Cá nhân, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:
- Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh);
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
– Nộp hồ sơ qua mạng:
- Bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do;
- Để đăng ký theo cách này bạn cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2024
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 1 nhóm sản phẩm dịch vụ gồm 6 sản phẩm là 1.000.000 đồng/nhóm.
- Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 đồng
- Phí công bố đơn: 120.000 đồng
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ / 1 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy, tổng chi phí đăng ký nhãn hiệu là 1.000.000 đồng/1 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Nếu đăng ký nhãn hiệu từ 2 nhóm sản phẩm, dịch vụ trở lên thì kể từ nhóm thứ 2 lệ phí sẽ là 730.000 đồng/nhóm.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nếu bạn không có thời gian hoặc không biết trình bày soạn thảo hồ sơ. Bạn có thể liên hệ đễn Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo độc quyền của Luật Bistax. Chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn tất đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng.
Xem thêm:
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2024
Hướng dẫn cách Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu