• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Quy trình thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp năm 2024

Hiện nay, điều kiện để cá nhân/tổ chức thành lập công ty không hề khó, thủ tục hành chính đã đơn giản hoá rất nhiều. Tuy nhiên, bạn phải hoàn tất các thủ tục liên quan khác thì mới chính thức được công nhận là một công ty/Doanh nghiệp theo đúng nghĩa.  Ví dụ: Bạn mua 1 chiếc xe ô tô, bạn còn phải đăng ký biển số, giấy tờ xe thì chiếc xe đó mới chính thức được công nhận là của bạn và có giá trị lưu thông khi tham gia giao thông. Đối với công ty cũng vậy, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn còn phải làm nhiều thủ tục khác thì mới có giá trị pháp lý. Sau đây Luật Bistax sẽ tổng hợp lại các quy trình thành lập công ty và những việc cần làm sau khi được cấp phép.

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ thành lập công ty uy tín tại TP HCM

Năm 2024, thành lập công ty mới cần lưu ý những gì?

1. Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp khi muốn thành lập mới cần đặc biệt chú ý về ngành nghề kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện đặc biệt như giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, vốn pháp định…

Tham khảo: Cách tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh nhanh nhất năm 2024

2. Thủ tục thuế ban đầu

Nhiều doanh nhân lầm tưởng rằng chỉ cần thực hiện xong các thủ tục xin cấp giấy đăng ký kinh doanh là hoàn tất quá trình thành lập công ty. Thực tế thì sau khi doanh nghiệp thực hoàn tất các thủ tục trên, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thuế ban đầu (Tham khảo chi tiết : Các việc cần làm sau khi thành lập công ty )

3. Kiểm tra thông tin đã đăng ký trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Sau khi đã thực hiện xong các thủ tục đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin đã đăng ký trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ và đối chiếu với thông tin trên giấy phép để tránh sai sót.

4. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh điện tử

Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đưa ra rất nhiều giải pháp cải tiến trong thủ tục hành chính. Một trong những cải tiến nổi bật chính là việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh điện tử thông qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia (dangkykinhdoanh.gov.vn)

Các quy trình thủ tục thành lập công ty mới

Việc sắp xếp quy trình và chuẩn bị hồ sơ đúng sẽ giúp cho thủ tục thành lập công ty được thực hiện suôn sẻ và nhanh chóng. Sau đây, là quy trình tham khảo mà theo kinh nghiệm của Luật Bistax đã thực hiện và áp dụng hiệu quả:

Qui trình thủ tục thành lập công ty
Qui trình thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin để đăng ký

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

=> Tham khảo: Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp mới nhất 2024

2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Bạn cần xác định rõ và liệt kê chi tiết tất cả các ngành nghề kinh doanh mà công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới. Giúp cho việc chọn mã ngành nghề chính xác. Ngoài ra, bạn cần lưu ý quan trọng về việc xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ ngành Kinh doanh bất động sản cần vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, hay ngành dịch vụ lữ hành cần Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc Tế…

=> Tham khảo: Danh sách các Ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất

3. Đặt tên công ty

Việc đặt tên cho “đứa con tinh thần” rất quan trọng vì đó là thương hiệu nhận diện sản phẩm/dịch vụ của công ty. Vì thế, nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” để tra cứu.

=> Tham khảo: Quy định Cách đặt tên công ty doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp

4. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn

Nếu bạn cùng góp vốn với các thành viên khác để thành lập công ty, thì việc xác định vốn góp rất quan trọng vì ảnh hưởng đến quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên. Vì thế, bạn cần liệt kê rõ số vốn góp và tỷ lệ vốn góp là bao nhiêu. Người có tỷ lệ vốn góp cao nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cho toàn bộ công ty.

5. Xác định mức vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty.

Bạn cũng lưu ý rằng, mức thuế môn bài hàng năm mà công ty phải đóng được xác định dựa trên mức vốn điều lệ của công ty.

=> Tham khảo: Mức Nộp Thuế Môn Bài Mới Nhất Năm 2024- Lệ Phí Bắt Buộc

Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký kinh doanh

  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài;
  • Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Bước 3: Soạn hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Dưới đây là những loại hồ sơ phổ biến mà hầu hết người thực hiện đều phải chuẩn bị khi thành lập một công ty mới:

1. Soạn đơn Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định

Mẫu nội dung giấy đề nghị được quy định trong các thông tư hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).

Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên Tải về
Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH (2 thành viên trở lên) Tải về
Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty Cổ phần Tải về

2. Soạn đơn điều lệ công ty theo mẫu quy định

Đây là văn bản chứa nội dung thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau. Mẫu nội dung điều lệ công ty được quy định trong các thông tu hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).

Mẫu điều lệ công ty TNHH 1 thành viên Tải về
Mẫu điều lệ công ty TNHH (2 thành viên trở lên) Tải về
Mẫu điều lệ công ty Cổ phần Tải về

3. Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn

Bản danh sách này liệt kê rõ thông tin của từng thành viên/cổ đông cũng như tỷ lệ vốn góp trong công ty mà bạn muốn đăng ký.

Mẫu danh sách thành viên góp vốn công ty TNHH Tải về
Mẫu danh sách cổ đông góp vốn công ty Cổ phần Tải về

4. Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn

Sau khi đã có bản danh sách, bạn cần chuẩn chuẩn bị bản sao của một trong các giấy tờ sau đối với mỗi thành viên/cổ đông:

  • Chứng minh nhân dân.
  • Căn cước công dân.
  • Hộ chiếu.

Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Lưu ý: thời hạn CMND chưa quá 15 năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài

Trong trường hợp công ty thành có vốn góp từ thành viên, cổ đông là người nước ngoài thì cần phải có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư còn hiệu lực.

6. Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức

Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức trong nước thì cần nộp kèm Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp, văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.

Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài thì bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ tương tự trường hợp tổ chức trong nước nhưng phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

7. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật)

Trong trường người làm thủ thục không phải là người đại diện pháp luật của công ty, cần có giấy ủy quyền để người nộp hồ sơ có thể thay mặt người đại diện thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ.

8. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp các giấy phép đặc biệt, chẳng hạn như Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đối với ngành sản xuất hàng thực phẩm, Giấy phép xuất nhập khẩu, đối với hoạt động kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Sau khi bạn chuẩn bị giấy tờ và đầy đủ hồ sơ, nếu bạn nộp đăng ký kinh doanh online thì bạn scan toàn bộ hồ sơ có chữ ký đầy đủ.

Hoặc bạn có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả đăng ký 

Bạn hãy theo dõi hồ sơ theo phiếu hẹn mà cơ quan gửi cho bạn. Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, họ sẽ hướng dẫn bạn bổ sung hoặc điều chỉnh thông tin để nộp lại.

Các quy trình sau khi thành lập công ty

Bước 1: Thủ tục khắc dấu 

Ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần tiến hành thủ tục khắc dấu

(Trích dẫn Điều 44 Luật Doanh nghiệp về Con dấu của doanh nghiệp)

1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

c) Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

(Biểu mẫu công bố mẫu dấu tại đây)

2. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

3. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

Như vậy, hiện nay Luật doanh nghiệp cho phép bạn tự quyết định về hình thức, số lượng con dấu. 

Bước 2: Treo biển hiệu tại công ty

Quý khách liên hệ cơ sở in ấn, làm bảng hiệu gồm thông tin dưới đây và treo tại trụ sở công ty.

  • Tên Công ty;
  • Mã số thuế;
  • Địa chỉ;
  • Logo, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Theo quy định tại Điểm c – Khoản 2 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

Việc không treo bảng hiệu tại trụ sở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Bước 3: Thủ tục đăng ký mở tài khoản, đăng ký nộp thuế điện tử

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công bố dấu bạn phải tiến hành thủ tục mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử. Hiện nay, theo quy định của Luật thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký khai thuế điện tử.

Xem thêm: Bảng giá thiết bị khai thuế điện tử

Sau khi mua thiết bị khai thuế điện tử, việc đầu tiên bạn phải đăng ký nộp tờ khai lệ phí môn bài qua mạng. Nếu đã được kích hoạt nộp thuế điện tử, bạn phải đóng thuế Môn bài tùy theo mức vốn điều lệ mà bạn đã đăng ký.

Xem thêm: Mức nộp thuế môn bài mới nhất

Thời hạn nộp tờ khai môn bài là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Đăng ký chữ ký số

Chữ ký số là một ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp thể ký các văn bản, tài liệu điện tử như là việc ký & đóng dấu các văn bản thông thường. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều dùng chữ ký số.

Chữ ký số được dùng trong các trường hợp phổ biến như:

  • Ký hóa đơn điện tử
  • Ký tờ khai thuế điện tử
  • Ký hợp đồng điện tử

Bước 5: Đăng ký khai báo thuế ban đầu

Việc khai báo thuế ban đầu là hồ sơ để cơ quan thuế căn cứ vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp bạn. Một số hình thức được áp dụng như kê khai thuế theo tháng hoặc theo quý.

Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu là một trong những việc cần làm sau khi có Giấy phép công ty Công ty nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý. Trên thực tế, mỗi cơ quan thuế sẽ yêu cầu những giấy tờ khác nhau, tuy nhiên dưới đây là thành phần hồ sơ cơ bản quý khách cần chuẩn bị:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán;
  • Tờ đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn;
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;
  • Bảng đăng ký chương trình mở sổ kế toán bằng máy tính;
  • Tờ khai lệ phí môn bài (nộp online);
  • Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu nộp hồ sơ (nếu có).

Lưu ý: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp GPKD, doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu

Xem thêm:

Bước 6: Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

Đầu tiên, phải nên lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, bạn có thể tham khảo thông tin dịch vụ dưới đây:

Bước 1: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

  • Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Nội dung thông tin đăng ký, thay đổi thông tin đã đăng ký theo Mẫu số 01, Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Bước 2: Nhận thông báo từ cơ quan thuế

  • Sau 1 ngày làm việc, cơ quan thuế có trách nhiệm chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp;
  • Trường hợp cơ quan thuế không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Lưu ý:

  • Ngày bắt đầu sử dụng hoá đơn điện tử sẽ sau 02 ngày kể từ ngày thông báo phát hành hoá đơn.
  • Hóa đơn mẫu và quyết định sử dụng hóa đơn điện tử phải được scan và lưu lại dưới định dạng word để nộp đính kèm thông báo phát hành hoá đơn qua mạng;
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử phải niêm yết tại trụ sở;
  • Tìm hiểu kỹ thủ tục ở mỗi cơ quan thuế vì quy định không thống nhất.

Bước 7: Đăng ký giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Cuối cùng người thực hiện thực hiện một số thủ tục khác đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đáp ứng đầy đủ về mặt pháp lý, chẳng hạn như xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (ngành sản xuất hàng thực phẩm), quyết định cho phép thành lập trường (đối với ngành giáo dục)…

Như vậy, quy trình thành lập công ty tới đây đã tạm hoàn chỉnh. Lưu ý, theo định kỳ bạn phải khai báo với cơ quan thuế kể cả công ty bạn chưa phát sinh chứng từ gì cả.

4. Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại TPHCM

Công ty dịch vụ thành lập công ty
Công ty dịch vụ thành lập công ty

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, trong đó có dịch vụ thành lập công ty là một trong những dịch vụ được nhiều doanh nghiệp tại TPHCM tin tưởng để làm giấy phép kinh doanh uy tín. Những ưu điểm mang đến cho khách hàng khi thực hiện dịch vụ làm giấy tờ tại Luật Bistax như sau:

  • Tư vấn hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh, gọn
  • Mọi chi phí được báo giá trọn gói, có hợp đồng dịch vụ rõ ràng
  • Cam kết không phát sinh chi phí
  • Hồ sơ giao, nhận tận nơi
  • Hỗ trợ tư vấn các thủ tục kèm theo sau khi thành lập miễn phí
  • Được giá ưu đãi khi sử dụng kèm các dịch vụ khác

 

Quy trình tư vấn thành lập công ty tại Luật Bistax
Quy trình tư vấn thành lập công ty tại Luật Bistax

HÃY GỌI NGAY 07777 23283 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ NẾU NHƯ BẠN CÒN THẮC MẮC!

Tham khảo thêm:

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top