Cập nhật lần cuối: 27/09/2024.
Khi doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, việc lựa chọn phương án xuất khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn cho doanh nghiệp hiện nay. Với ưu điểm của hình thức này là không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất.
Tóm tắt nội dung
ToggleXuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhập khẩu tại chỗ là việc các doanh nghiệp Việt Nam nhận các lô hàng từ đơn vị xuất khẩu nước ngoài ngay tại Việt Nam theo sự chỉ định của thương nhạn nước ngoài.
Doanh nghiệp xuất nhật khẩu phải ký hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, trong hợp đồng bắt buộc phải nêu rõ hàng được giao nhận tại Việt Nam.
Xem thêm: Cập nhật danh mục hàng hoá phải xin giấy phép nhập khẩu
Ưu nhược điểm khi xuất nhập khẩu tại chỗ
Ưu điểm khi xuất nhập khẩu tại chỗ
- Tiết kiệm được thời gian và một phần chi phí trong vận chuyển hàng hóa
- Tăng kim ngạch xuất khẩu
- Giảm rủi ro, đảm bảo hàng hoá được an toàn
- Dễ xử lý khi có sai sót
Nhược điểm khi xuất nhập khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chổ chỉ có 1 khuyết điểm là thủ tục hơi phức tạp hơn so với hình thức xuất khẩu truyền thống.
Những hàng hoá được xuất nhập khẩu tại chỗ
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
– Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công;
– Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
– Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Hồ sơ hải quan cần có đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm những gì?
– Tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
– Giấy phép xuất khẩu;
– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành);
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Hợp đồng ủy thác.
Thủ tục hải quan của hàng xuất khẩu tại chỗ
Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan
Dựa trên cơ sở hợp đồng đã được ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ các tiêu chí tương ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu trên tờ khai.
Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
Sau khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn thiện đầy đủ các tờ khai và đến Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp đối với loại hình xuất nhập khẩu sau khi nhận đủ hàng.
Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu
Tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn bao gồm: nộp tờ khai, tính thuế, niêm phong mẫu hàng (nếu có), xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ, thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp biết.
Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu
Lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu phải nhận hồ sơ đã được làm thủ tục chuyển cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất để đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu
Chi cục hải quan sẽ tiếp nhận tờ khai hải quan, cùng các chứng từ khác thuộc hồ sơ xuất khẩu tại chỗ. Sau đó, tiếp tục tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại xuất khẩu, nhập khẩu, thuế phí ( nếu có).
Một số lưu ý về xuất nhập khẩu tại chỗ
- Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau.
- Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa.
- Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
- Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa).
- Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.
Dịch vụ thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ uy tín tại Luật Bistax
Luật Bistax chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đi nước ngoài và khai báo hải quan trọn gói. Đến với Luật Bistax, bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ đầy đủ quy trình và thủ tục giấy tờ nhanh chóng, đảm bảo quá trình thông quan, vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng an toàn và nhanh nhất có thể.
Bạn cần tìm dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ vào các khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, hãy liên hệ ngay hotline 07777 23283 để được tư vấn và báo giá.