Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Cá nhân nước ngoài có được mở công ty tại Việt Nam hay không? Hay phải thành lập tổ chức mới được mở công ty tại Việt Nam? Nếu được thì người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam như thế nào? Có bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh hay không? Nhà đầu tư nước ngoài cần tham khảo các quy định pháp luật sau đây dưới sự thống kê và trình bày của công ty Luật Bistax để có chiều sâu kiến thức pháp luật trước khi bắt đầu mở công ty:
Cơ sở pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Luật đầu tư năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
Tóm tắt nội dung
ToggleĐiều kiện chung để người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam
Tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mở công ty tại Việt Nam nhưng phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.
Để mở công ty tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài cần có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập.
Và kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương thì công ty do nhà đầu tư nước ngoài mở thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Người nước ngoài mở công ty cần đáp ứng các điều kiện chung sau đây:
- Để đảm bảo sự công bằng, trước khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế, thì phải có dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải là công dân của nước thành viên thuộc tổ chức WTO, đồng thời phải là công dân hợp pháp, không có thuôc các trường hợp đã từng chịu trách nhiệm hình sự, nếu là tổ chức phải có pháp nhân và được xác nhận của lãnh sự quán;
- Công ty được thành lập không kinh doanh 7 ngành nghề mà pháp luật cấm;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh được điều kiện tài chính của mình, khả năng đầu tư bằng cách cung cấp các giấy tờ xác minh năng lực tài chính như báo cáo tài chính, số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tài sản cố định.
Điều kiện về hạn chế tiếp cận thị trường đối với người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam
Tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thủ tục để người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam
Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị được thực hiện dự án đầu tư của người nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;
- Xác minh năng lực tài chính;
- Nhà đầu tư nước ngoài nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ; quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án nếu không được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Văn bản giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ;
- Tài liệu liên quan khác;
Nộp hồ sơ lên sở kế hoạch và đầu tư trong thời hạn 15 ngày nếu đủ hồ sơ sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 2: Thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc là danh sách cổ đông;
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam
Với những khó khăn về ngôn ngữ, việc tìm hiểu rõ về luật Việt Nam càng khó khăn hơn. Vì thế, khi người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam cần phải có người tư vấn. Luật Bistax sở hữu đội ngũ giàu kinh nghiệm trong ngành Luật, có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, sẽ trực tiếp tư vấn khách nước ngoài hiểu rõ từng hồ sơ, thủ tục.
Luật Bistax – đơn vị chuyên tư vấn dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại TPHCM và các tỉnh lân cận: Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi:
- Tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục cho tất cả các lĩnh vực ngành nghề
- Cam kết chỉ báo phí 1 lần duy nhất
- Có hợp đồng minh bạch, hoá đơn xuất rõ ràng
- Khách hàng không phải đi lại, hồ sơ sẽ được giao tận nơi
- Chi phí cạnh tranh phù hợp với chất lượng dịch vụ tốt
- Được hỗ trợ giá ưu đãi khi làm các giấy tờ liên quan cho người nước ngoài như thẻ tạm trú, giấy phép lao động, visa nhập cảnh…
Khi người nước ngoài cần mở công ty, hãy gọi ngay hotline: 07777 23283 để được tư vấn miến phí.
Tham khảo thêm:
Cách Xin giấy phép lao động cho chuyên gia Công nghệ thông tin
Thủ tục & điều kiện thành lập công ty sản xuất dụng cụ thể thao
CẬP NHẬT Lệ Phí Xin Công Văn Nhập Cảnh Tại Việt Nam
Cách tự đăng ký thành lập công ty – 3 ngày có Giấy Phép tại nhà
Điều kiện – Thủ tục mở công ty sản xuất bao bì vốn nước ngoài