Cập nhật lần cuối: 04/05/2023.
Logistics là một hoạt động dịch vụ bao gồm rất tổng thể. Trong đó, dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa, dịch vụ đặt hàng, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đóng gói hàng hóa hiện nay đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như người nước ngoài thành lập công ty Logistics.
Đối với doanh nghiệp trong nước sẽ không bị hạn chế, bởi Pháp luật Việt Nam cho phép các doanh nghiệp trong nước tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nước ngoài phải ràng buộc pháp lý nhiều hơn theo Luật Đầu tư đặc biệt là thành lập công ty Logistics.
Tóm tắt nội dung
ToggleNhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh những gì trong dịch vụ Logistics?
Theo Hiệp định thương mại WTO giữa Việt Nam và các nước là thành viên như sau:
♦ Dịch vụ vận tải biển:
Bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211)
- Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212)
(1). Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường:
Thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam:
Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh. Trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên các tàu biển treo cờ Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
Các hình thức hiện diện thương mại khác để cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế:
Các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động như mô tả dưới đây:
- a) Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ;
- b) Đại diện cho chủ hàng;
- c) Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu;
- d) Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển;
- e) Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp.
- f) Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu.
- g) Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển.
(2). Cam kết bổ sung:
Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường biển quốc tế được sử dụng các dịch vụ sau đây tại cảng dựa trên các điều kiện hợp lý và không phân biệt đối xử:
- Hoa tiêu;
- Lai dắt;
- Cung cấp lương thực, thực phẩm nhiên liệu và nước;
- Thu gom nước và nước dằn thải;
- Dịch vụ của cảng vụ
- Phao tiêu báo hiệu;
- Các dịch vụ trên bờ cần thiết cho hoạt động của tàu, bao gồm thông tin liên lạc, cung cấp điện và nước;
- Trang thiết bị sửa chữa khẩn cấp;
- Dịch vụ neo đậu, cập cầu và neo buộc tàu;
- Tiếp cận các dịch vụ đại lý hàng hải.
♦ Các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển:
⇒ Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ (CPC 7411) 29:
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Không hạn chế, ngoại trừ có thể thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 50% kể từ khi gia nhập.
⇒ Dịch vụ thông quan (CPC 7411) 30:
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Cho phép thành lập liên doanh trong đó không hạn chế phần vốn sở hữu của phía nước ngoài.
⇒ Dịch vụ kho bãi công-ten-nơ (CPC 7411) 31:
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: không hạn chế
♦ Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa:
Bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7221)
- Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7222)
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Kể từ ngày gia nhập, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn pháp định.
♦ Dịch vụ vận tải hàng không:
⇒ Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không:
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông qua văn phòng bán vé của mình hoặc các đại lý tại Việt Nam.
⇒ Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính:
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Không hạn chế, ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.
⇒ Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay (CPC 8868**):
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
♦ Dịch vụ vận tải đường sắt:
Bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7111)
- Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7112)
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Chưa cam kết, ngoại trừ: các nhà cung cấp nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn pháp định.
♦ Dịch vụ vận tải đường bộ:
Bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7121+7122)
- Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7123)
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Không hạn chế, ngoại trừ:
– Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách được phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51%.
– 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam.
♦ Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải:
⇒ Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần của CPC 7411):
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: Kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 50%.
⇒ Dịch vụ kho bãi (CPC 742) & Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748):
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: không hạn chế.
⇒ Các dịch vụ khác (một phần của CPC 749):
Quy định về Hạn chế tiếp cận thị trường: không hạn chế.
Như vậy, theo Hiệp định thương mại WTO thì lĩnh vực Logistics là loại hình kinh doanh bắt buộc phải thành lập dưới hình thức liên doanh với phía Việt Nam. Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn góp của Nhà đầu tư thay đổi.
Đối với trường hợp Nhà đầu tư muốn toàn quyển sở hữu công ty. Luật Bistax có phương án để đáp ứng theo đúng yêu cầu Nhà đầu tư. Vui lòng liên hệ 07777 23283 để được hỗ trợ.
Một số lĩnh vực trong Logistics Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn góp
Theo công văn số 735_UBND-DT của UBND TP HCM, cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép sở hữu 100% vốn góp đối với lĩnh vực : Dịch vụ kho bãi, Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá.
Xem thêm:
- Danh sách các nước tham gia Hiệp ước thương mại thế giới (WTO)
- Dịch vụ tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty logistics tại Luật Bistax:
Đối với lĩnh vực logistics, việc chuẩn bị hồ sơ rất khó cho các doanh nghiệp nếu không nắm rõ về Luật. Đến với dịch vụ thành lập công ty logistics có vốn nước ngoài của Luật Bistax, chúng tôi sẽ hỗ trợ trọn gói các thủ tục về hồ sơ một cách hoàn chỉnh và đúng thời hạn. Luật Bistax còn sỡ hữu đội ngũ Kế toán có kinh nghiệm trong việc tư vấn các loại thuế, các khoản chi phí phải đóng trong suốt quá trình hoạt động của công ty logistics thường gặp nhất.
Qui trình tư vấn thủ tục làm dịch vụ tại Luật Bistax
Mọi chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ qua các hình thức sau:
- Tư vấn trực tiếp trên website;
- Tư vấn và yêu cầu báo giá qua email: tuvan@bistax.vn hoặc cskh@bistax.vn;
- Tư vấn và hỗ trợ qua hotline 07777 23283 hoặc 028 3510 1088;
- Tư vấn qua mạng xã hội như Zalo, Viber, Whatsapp hoặc Fanpage của Luật Bistax