Cập nhật lần cuối: 11/10/2024.
Để đăng ký thành lập công ty TNHH không hề khó. Tuy nhiên tránh mất nhiều thời gian thì bạn phải cần có một chút am hiểu về cách thức làm hồ sơ, cách chuẩn bị thủ tục và không thể thiếu sự tỉ mỉ của chính bạn. Sau đây, Luật Bistax xin hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ thành lập Công ty TNHH (Áp dụng cho Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên).
Tóm tắt nội dung
ToggleCác thông tin cơ bản trước khi làm hồ sơ thành lập công ty
1. Xác định số thành viên tham gia để xác định loại hình công ty
Đây là yếu tố xác định bắt buộc, vì mỗi loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể số lượng người tham gia góp vốn thành lập. Hiện nay có 2 loại hình Công ty TNHH như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên: Chỉ duy nhất 01 cá nhân hoặc tổ chức tham gia và được gọi là Chủ sở hữu công ty;
- Công ty TNHH 2 thành viên: Tối thiểu 02 thành viên và không vượt quá 50 thành viên. Tất cả những người cùng tham gia góp vốn thành lập được gọi là Thành viên góp vốn.
2. Đặt tên công ty
Tên công ty hiện nay không bắt buộc phải kèm theo chữ MỘT THÀNH VIÊN hoặc HAI THÀNH VIÊN; tuy nhiên tên công ty phải bắt buộc phải có cụm từ như sau:
- VD 1: CÔNG TY TNHH + TÊN RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP
- VD 2: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN (hoặc được viết tắt MTV) + TÊN RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP
Sau khi đã xác định được tên của công ty, bạn cần tra cứu để xem tên có bị trùng với những doanh nghiệp khác hay không. Lưu ý rằng tên công ty được bảo hộ trên toàn quốc và sẽ không có bất kỳ doanh nghiệp nào trùng tên nhau.
Bạn có thể truy cập vào đây để tra cứu: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
3. Địa chỉ đặt trụ sở
Địa chỉ đặt trụ sở là nơi liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Có địa chỉ được xác định bao gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải tiến hành làm bảng hiệu công ty và phải được gắn tại địa chỉ đã đăng ký đặt trụ sở chính.
Bạn có thể tham khảo:
4. Xác định lĩnh vực, đăng ký ngành nghề kinh doanh
Tuy Luật doanh nghiệp hiện nay cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm. Tuy nhiên, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn phải xác định rõ những ngành nghề cần kinh doanh và lập danh sách đăng ký trong hồ sơ.
Trường hợp sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh mà bạn có nhu cầu đăng ký thêm ngành nghề, bạn có thể làm hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Bạn có thể tra cứu danh sách các ngành nghề kinh doanh tại đây: https://bistax.vn/danh-sach-cac-ma-nganh-kinh-te-moi-nhat-hien-nay/
5. Xác định và đăng ký vốn điều lệ công ty
Bạn đang phân vân không biết cần đăng ký mức vốn điều lệ bao nhiêu cho phù hợp, nhiều hay ít có ảnh hưởng gì hay không?
Vốn điều lệ hiện nay được đăng ký để xác định quy mô hoạt động của công ty. Và để xác định rõ nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của mình đã đăng ký.
Về mức thuế phải đóng: Hiện nay, các khoản thuế phải đóng giữa các doanh nghiệp gần như là như nhau (trừ những doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi đầu tư). Riêng thuế môn bài được đóng dựa trên cơ sở: Vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì đóng 2TR/năm; vốn điều lệ trên 10 tỷ thì đóng 3TR/năm.
Lưu ý: Tất cả những doanh nghiệp thành lập từ ngày 25/02/2020 sẽ được miễn lệ phí Môn bài năm đầu tiên (Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ban hành).
6. Quy định và cử người làm đại diện theo pháp luật
Theo Luật doanh nghiệp 2014 quy định, doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người làm đại diện theo pháp luật. Người được cử làm đại diện sẽ là người quản lý công ty, thay mặt công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan.
Lưu ý: Khi rủi ro xảy ra các khoản nợ và nghĩa vụ liên quan trực tiếp do người đại diện theo pháp luật vi phạm thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại đã gây ra cho doanh nghiệp.
Như vậy để tránh những rủi ro xảy ra, người đại diện theo pháp luật với tư cách là người quản lý và điều hành công ty. Phải có trách nhiệm kịp thời thông báo, cập nhật cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty.
Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH và quy trình thực hiện
Nếu như bạn chưa biết cách xây dựng điều lệ, hãy tham khảo mẫu Điều lệ dưới đây:
1. Hồ sơ thành lập công ty TNHH cần chuẩn bị như sau:
a) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Điều lệ công ty;
- Đơn đăng ký thành lập (tải mẫu tại đây)
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật.
b) Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 2 thành viên
- Điều lệ công ty;
- Đơn đăng ký thành lập (tải mẫu tại đây);
- Danh sách thành viên công ty (mẫu tại đây);
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của tất cả các thành viên, người đại diện theo pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo Giấy ủy quyền và bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
2. Cơ quan giải quyết, lệ phí khi thành lập công ty TNHH
a) Cơ quan tiếp nhận và cấp phép: Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian cấp phép: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ)
Lệ phí đăng ký thành lập: 100.000 VNĐ
b) Những hình thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH
- Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Nộp qua bưu điện;
- Nộp qua mạng điện tử;
- Nộp bằng chữ ký số công cộng.
Lưu ý: Riêng hình thức nộp bằng chữ ký số công cộng thì không phải nộp bản giấy đến cơ quan cấp phép.