Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.
Việt Nam chúng ta là đất nước được thiên nhiên ưu ái vô cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên thảm thực vật đa dạng, phong phú và đường bờ biển dài. Nhờ lợi thế tiềm năng này mà ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển, trở thành nền kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Chính vì thế, những năm gần đây, các nhà đầu tư đã không ngần ngại rót vốn vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng nắm vững được các vấn đề về pháp lý trong việc thành lập công ty du lịch và các thủ tục cần thực hiện trước khi chính thức kinh doanh. Nhằm gửi đến Quý Khách hàng những thông tin cần thiết, Luật Bistax xin tổng hợp một số quy định của pháp luật liên quan đến việc thành lập công ty du lịch tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành hiện nay.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
- Luật Du lịch 2017;
- Luật đầu tư 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật du lịch;
- Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều 14 của nghị định số 168/2017/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
1. Các ngành nghề đăng ký khi thành lập công ty du lịch tại Việt Nam
Dựa và đặc điểm kinh doanh và các ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể định nghĩa công ty du lịch là một ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho du khách. Ngoài ra công ty du lịch còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dưới đây là hệ thống một số ngành kinh tế cấp 4 nhóm mã ngành nghề du lịch, lưu trú và một số dịch vụ liên quan mà Quý khách hàng có thể tham khảo, bao gồm:
STT | TÊN NGÀNH | MÃ NGÀNH |
1 | Dịch vụ lưu trú ngắn ngày | 5510 |
2 | Đại lý du lịch | 7911 |
3 | Điều hành tua du lịch | 7912 |
4 | Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch | 7990 |
5 | Vận tải hành khách đường bộ khác | 4932 |
6 | Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) | 4931 |
7 | Vận tải hành khách ven biển và viễn dương | 5011 |
2. Điều kiện khi thành lập công ty du lịch
2.1. Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng, Vốn pháp định tối thiểu kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20 triệu đồng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2.2. Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng: (Nghị định 94/2021/NĐ-CP)
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tối thiểu là 50 triệu đồng
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài thì vốn pháp định tối thiểu là 100 triệu đồng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
2.3. Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
- Không có yêu cầu về vốn pháp định đối với ngành nghề này
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Đối với ngành nghề “Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê” không cho hoạt động tại trụ sở chính, doanh nghiệp muốn hoạt động tại trụ sở chính thì phải làm văn bản gửi Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, sau khi có văn bản chấp thuận thì doanh nghiệp mới được thực hiện ngành này tại trụ sở chính của công ty mình. Để được chấp thuận doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện sau khách sạn có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất trang thiết bị và các dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, có các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy.
2.3. Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
- Không quy định về vốn pháp định
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận không mắc các bệnh sau: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao, phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bao gồm kiểm tra các bước sau: Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn; trong quá trình chế biến thức ăn và trước khi ăn.
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm.
- Các cơ sở, sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
3. Hồ sơ thành lập công ty du lịch
Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, mà hồ sơ thành lập công ty du lịch cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hồ sơ cơ bản để có thể đăng ký giấy phép kinh doanh cho ngành nghề du lịch bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
- Giấy ủy quyền (nếu có).
(Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
4. Thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành
Bước 1: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, bạn nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện.
Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành:
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty du lịch muốn hoạt động ở ngành nghề dịch vụ lữ hành thì phải thực hiện bước tiếp theo của thủ tục thành lập công ty du lịch đó là xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành. Kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm hai hình thức: kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Công ty du lịch phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng theo quy định tại Điều 31 Luật Du lịch. Mức ký quỹ tùy thuộc vào hình thức kinh doanh và đối tượng khách du lịch. Thủ tục bao gồm:
- Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa hoặc quốc tế theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Du lịch.
- Nộp hồ sơ: Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ phải nộp hồ sơ đến Tổng cục du lịch.
- Trả kết quả: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch hoặc Tổng cục Du lịch sẽ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc quốc tế cho doanh nghiệp.
5. Dịch vụ làm thủ tục thành lập công ty du lịch tại Bistax
Dịch vụ làm giấy phép thành lập công ty du lịch lữ hành
Như vậy, để thành lập công ty du lịch thì doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về các điều kiện kinh doanh ngành nghề này, đồng thời chuẩn bị nguồn vốn để kinh doanh. Sau đó là thực hiện tuần tự các bước của thủ tục thành lập công ty du lịch, đặc biệt là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Tuy nhiên, trong quá trình tự thực hiện, Quý khách hàng thường gặp phải nhiều khó khăn. Nắm bắt được những vướng mắc đó và để hỗ trợ Quý khách hàng có thể thực hiện thủ tục một cách tiết kiệm nhất về thời gian cũng như nhân lực, Luật Bistax cung cấp dịch vụ thành lập công ty du lịch trọn gói, bao gồm:
- Tiếp nhận thông tin yêu cầu;
- Tư vấn các thủ tục, điều kiện liên quan đến thành lập công ty;
- Tư vấn cách đặt tên công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh;
- Soạn thảo tất cả các tài liệu liên quan;
- Thực hiện mọi thủ tục với cơ quan cấp phép.
- Tư vấn các khoản thuế doanh nghiệp, báo cáo thuế, kế toán….
Để được hỗ trợ, Quý khách hàng liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!
Bạn có thể tham khảo thêm:
Bảng giá chi phí thành lập công ty tại Luật Bistax