Cập nhật lần cuối: 27/09/2024.
Các quy định về tuyển dụng và làm việc đối với lao động nước ngoài cũng như lao động Việt Nam được pháp luật nước ta quy định chung tại Bộ luật Lao động điều này dẫn đến nhiều thắc mắc, liệu trong từng trường hợp thì quy định áp dụng với lao động trong nước và nước ngoài có giống nhau. Một trong những câu hỏi hay được đặt ra đó là “Lao động người nước ngoài có cần phải ký hợp đồng thử việc?”. Sau đây, hãy cùng Luật Bistax phân tích để làm rõ vấn đề này.
Tóm tắt nội dung
ToggleCó cần phải ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài?
Liên quan đến thử việc, Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định:
“1.Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3.Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Lao động nước ngoài có cần hợp động thử việc
Tại khoản 3 Điều 2 BLLĐ 2019 đã nêu rõ, người lao động nước cũng thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này, vì vậy, quy định trên cũng sẽ được áp dụng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, thử việc là thỏa thuận không bắt buộc phải có khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Nhưng nếu có nhu cầu về thử việc, các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận thử việc trong nội dung hợp đồng lao động. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động trong đó có điều khoản về thử việc thì không được áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng thời hạn dưới 01 tháng. Khi người sử dụng yêu cầu người lao động thử việc thì hợp đồng thử việc phải được giao kết trên cơ sở tự nguyện, hợp tác.
Một số bất cập xét về mặt thực tiễn khi cho phép ký kết hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài
Khi tuyển dụng lao động người nước ngoài, ngoài vấn đề giấy phép lao động còn kèm theo các vấn đề thị thực và/hoặc thẻ tạm trú cho người nước ngoài và cả gia đình của họ. Nếu người lao động nước ngoài ngừng làm việc cho doanh nghiệp chỉ sau thời gian ngắn thử việc, thì giấy phép lao động, thị thực, thẻ tạm trú đã được cấp sẽ bị hủy bỏ. Dẫn đến việc:
- Các cơ quan quản lý địa phương và cả doanh nghiệp phải gánh khối lượng công việc hành chính lớn;
- Không mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa đạt được lợi ích từ kết quả công việc của người lao động nước ngoài, nhưng lại phải gánh chịu các chi phí phát sinh cho quá trình cấp giấy phép lao động, thị thực, thẻ tạm trú. Trong đó, có nhiều chi phí lớn như phí nhà nước để cấp thẻ tạm trú, chi phí hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng các tài liệu nước ngoài, chi phí khám sức khỏe cho người lao động nước ngoài.
Để giải quyết cho vấn đề bất cập ở trên tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã có quy định: Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm không thuộc diện cấp giấy phép lao động.Và tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, trước khi tuyển người lao động nước ngoài làm việc trong trường hợp trên này, công ty không cần phải xin được chấp thuận về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trước từ Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 8 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, trong trường hợp làm việc với thời hạn nêu trên, công ty cũng không phải thực hiện thủ tục xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.
Do vậy, nếu người lao động nước ngoài đáp ứng các điều kiện của một chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật, người lao động nước ngoài này có thể làm việc dưới 30 ngày cho công ty mà không cần phải có Giấy phép lao động hoặc thực hiện các thủ tục khác. Và bởi vậy, người lao động nước ngoài và công ty có thể ký với nhau hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng hoặc thỏa thuận thử việc (hợp đồng thử việc) nhưng cũng chỉ có thời hạn dưới 30 ngày. Doanh nghiệp có thể vận dụng quy định này để tuyển dụng người lao động nước ngoài trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra năng lực chuyên môn của người lao động nước ngoài tương tự như áp dụng quy định thử việc.
Việc ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận thử việc phải được thực hiện giữa công ty tại Việt Nam và người lao động nước ngoài, bởi vì nếu công ty ở nước ngoài ký hợp đồng lao động trong trường hợp này thì việc người lao động nước ngoài sang làm việc tại công ty ở Việt Nam được xem như trường hợp người lao động di chuyển nội bộ trong công ty. Và do vậy người lao động nước ngoài phải đáp ứng điều kiện đã được công ty nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Dịch vụ tư vấn các thủ tục giấy tờ cho người lao động nước ngoài tại Luật Bistax
Hy vọng với những thông tin hữu ích bên trên đã được Luật Bistax cung cấp, quý khách hàng có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật hiện hành khi tiến hành giao kết hợp đồng và thực hiện những thủ tục liên quan đến người lao động nước ngoài. Nếu gặp bất kì khó khăn gì trong vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Luật Bistax với nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ làm giấy phép lao động tại TPHCM cho người nước ngoài, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng đầy đủ với các dịch vụ:
- Tiếp nhận thông tin yêu cầu;
- Tư vấn các thủ tục giấy tờ cần thiết;
- Soạn thảo tất cả văn bản cần thiết, liên quan;
- Thực hiện mọi thủ tục với cơ quan cấp phép.
Chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực tối đa để hoàn thành thủ tục nhanh chóng nhất.
Các dịch vụ làm giấy tờ cho người nước ngoài tại Luật Bistax bao gồm:
- Giấy phép lao động
- Thẻ tạm trú
- Visa Việt Nam
- Hợp pháp hoá lãnh sự
- Dịch thuật, công chứng
Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!
Tham khảo thêm:
- Thủ tục xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài
- Thủ tục xin giấy phép lao động di chuyển nội bộ doanh nghiệp
- Nhà đầu tư nước ngoài có thuộc diện miễn cấp giấy phép lao động
- Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà đầu tư dưới 3 tỷ